Vốn điều lệ – một thành phần vô cùng quan trọng khi doanh nghiệp thành lập. Đây cũng là vốn đã quy định ở trong luật như là yếu tố không thể thiếu. Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin liên quan tới vốn điều lệ nhưng chưa hiểu được bản chất thực sự? Thông tin Cenplus chia sẻ ngay dưới đây sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về vốn điều lệ cùng vai trò quan trọng của nó.
Nội dung
1. Vốn điều lệ được hiểu thế nào?
Vốn điều lệ được biết tới là vốn được những cổ đông/ thành viên cam kết sẽ đóng góp vào khi công ty thành lập, nhằm duy trì được hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp. Loại vốn này sẽ lưu lại ở trong một biên bản có ghi rõ cam kết, tỷ lệ góp vốn vào, thời gian thỏa thuận, đóng góp của mọi thành viên với những vấn đề có liên quan.
Bên cạnh đó, vốn điều lệ còn là tổng các mệnh giá của cổ phần đăng ký bán hoặc mua khi công ty cổ phần thành lập. Theo như quy định, số vốn điều lệ sẽ không thấp hơn so với vốn được pháp định. Trường hợp sau thời hạn đăng ký, số vốn mà doanh nghiệp góp vào không đúng theo cam kết thì sẽ tiến hành việc điều chỉnh số vốn điều lệ như mức giá trị đã góp thực tế.
2. Đặc điểm cần biết về loại vốn điều lệ
Một số đặc điểm đáng chú ý về vốn điều lệ với công ty có thể kể tới như:
- Thời gian để góp vốn: Thời gian để góp vốn ở những mô hình kinh doanh doanh nghiệp đã thông nhất theo quy định: 90 ngày tính từ ngày cấp giấy đăng ký kinh doanh.
- Tài sản để góp vốn: Số vốn điều lệ không những góp bởi tiền mặt, còn góp từ những tài sản giá trị tương đương khác. Tài sản đó có thể sẽ là vàng, tiền mặt, quyền sử dụng đất, tiền mặt,…. Mọi tài sản sẽ được định giá qua VNĐ.
- Đặc điểm của số vốn điều lệ: Vốn điều lệ ở công ty, doanh nghiệp không có quy định mức tối thiểu hay tối đa. Dòng vốn này tuỳ thuộc quy mô kinh doanh, huy động nguồn vốn, lĩnh vực và hoạt động kinh doanh ở mỗi công ty.
3. Vai trò vốn điều lệ đối với công ty
Cơ sở xác định tỷ lệ góp vốn
Vai trò lớn nhất ở vốn điều lệ chính là một cơ sở để xác định về tỷ lệ vốn góp của những thành viên, chủ sở hữu ở công ty. Doanh nghiệp qua đó sẽ có được căn cứ phân chia quyền, lợi nhuận, lợi ích cùng nghĩa vụ của những người tham gia. Thành viên, cổ đông sẽ có nhiệm vụ, trách nhiệm trong những khoản nợ hoặc nghĩa vụ về tài sản khác.
Căn cứ xác định các điều kiện kinh doanh
Vốn điều lệ cũng là một căn cứ xác định công ty có cung cấp, đáp ứng đầy đủ các điều kiện về kinh doanh. Chẳng hạn như những ngành kinh doanh có điều kiện:
- Kinh doanh mua bán nợ: không dưới 100 tỷ đồng.
- Bất động sản với vốn điều lệ trên 20 tỷ đồng.
- Lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ với vốn điều lệ trên 600 tỷ đồng,…
Cam kết về trách nhiệm
Vốn điều lệ ghi ở biên bản họp sẽ thể iện được cam kết trách nhiệm từ vật chất, tài sản của các thành viên trong công ty đối với đối tác, khách hàng.
Thể hiện quy mô, năng lực, vị trí công ty
Dựa theo vốn điều lệ đối với khách hàng, đối tác, Nhà nước nắm được số tiền đầu tư ban đầu đăng ký để cho doanh nghiệp hoạt động. Đây cũng là yếu tố cho thấy vị trí, năng lực cùng quy mô công ty ở thị trường. Khách hàng, đối tác sẽ tin tưởng, chọn giao dịch cùng những đối tác sở hữu vốn điều lệ cao.
Thể hiện vị thế doanh nghiệp
Giá trị tổng của vốn điều lệ cao cũng thể hiện được vị thế, giá trị doanh nghiệp khi so với bên đối thủ. Với doanh nghiệp vừa thành lập còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý thì nên đăng ký vốn điều lệ thấp. Khi đã dần ổn định hoạt động thì công ty có thể đăng ký thêm để bổ sung nguồn vốn điều lệ nhằm nâng tầm hơn so với các doanh nghiệp bất kỳ khác trong thời điểm đó.
Nếu bạn cần được tư vấn miễn phí hay muốn tìm hiểu chi tiết hơn về dịch vụ vốn điều lệ, có thể liên hệ trực tiếp đến chúng tôi qua hotline.
Bài viết liên quan
Vốn điều lệ là gì và vai trò của …
Vai trò của kế toán trong phòng kế toán
Ưu nhược điểm của mô hình công ty hold …