Tính thuế GTGT hàng xuất khẩu như thế nào là việc quan trọng mà các kế toán viên tại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu cần nắm rõ. Tuỳ vào từng đặc điểm của lô hàng mà bạn sẽ phải đóng ở mức thuế GTGT khác nhau. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn căn cứ tính thuế xuất khẩu và phương pháp tính thuế GTGT đơn giản, dễ hiểu nhất.
Nội dung
1. Các loại hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu
1.1. Hàng xuất khẩu bao gồm
- Hàng xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả uỷ thác xuất khẩu.
- Hàng hoá được bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính phủ hoặc cửa hàng miễn thuế.
- Hàng hoá bán mà địa điểm giao nhận ngoài khu vực lãnh thổ Việt Nam.
- Những phụ tùng, vật tư thay thế với mục đích sửa chữa cho bên nước ngoài và tiêu dùng ngoài lãnh thổ Việt.
- Hàng hoá được gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật thương mại về mua bán hàng hóa quốc tế.
- Hàng xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật.
- Hàng xuất khẩu với mục đích tiêu thụ trong các hội chợ hoặc triển lãm nước ngoài.
1.2. Dịch vụ xuất khẩu bao gồm.
- Dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân tiêu dùng ở nước ngoài.
- Dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân tiêu dùng trong khu phi thuế quan.
- Dịch vụ vận tải quốc tế.
- Dịch vụ hàng không, hàng hải cung cấp trực tiếp cho tổ chức bên ngoài Việt Nam, có hoặc không thông qua đại lý.
- Những dịch vụ bao gồm xây dựng, lắp đặt cho công trình ở nước ngoài.
2. Căn cứ tính thuế xuất khẩu
Để tính GTGT xuất khẩu, cần căn cứ theo những yếu tố sau:
- Số lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được ghi ở tờ khai hàng xuất khẩu.
- Giá tính số thuế.
- Thuế suất của mặt hàng chịu thuế theo quy định.
2.1. Giá tính số thuế xuất khẩu
Đây là căn cứ quan trọng trong tính thuế GTGT. Chúng ta có những quy định sau cần lựa chọn áp dụng khi tính giá:
- Giá để tính thuế xuất khẩu chính là mức giá bán cho khách hàng ở cửa khẩu, không tính chi phí trong vận tải cùng bảo hiểm.
- Nếu hàng xuất khẩu có đủ hợp đồng về mua bán cùng chứng từ đúng với giá thuế sẽ được cụ thể hoá theo như hợp đồng.
- Đối với hàng xuất khẩu theo phương pháp khác hay giá ghi trong hợp đồng thấp hơn giá bán thực tế tối thiểu ở cửa khẩu, biểu giá khi đó sẽ được Chính phủ hiện hành quy định.
- Giá tính số thuế xuất khẩu theo đơn vị đồng của Việt Nam. Tiền ngoại tệ sẽ quy đổi sang Việt Nam đồng sẽ dựa trên tỷ giá khi mua được Ngân hàng công bố.
2.2. Thuế suất xuất khẩu
Mức thuế suất về xuất khẩu đã quy định rõ trong mỗi mặt hàng ở Biểu thuế về xuất khẩu được ban hành bởi Bộ tài chính. Biểu thuế dùng thuế suất theo phần trăm và phân biệt với từng mặt hàng.
2.3. Số lượng hàng xuất khẩu
Số lượng hàng xuất khẩu thực tế sẽ được căn cứ như trên tờ khơ mà cơ sở xuất khẩu hàng hoá nộp cho cơ quan hải quan.
3. Hướng dẫn cách tính thuế GTGT xuất khẩu
3.1. Mặt hàng được áp dụng thuế theo số phần trăm
Công thức: A = B x C x D
Với:
- A: số tiền thuế GTGT phải nộp.
- B: Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi ở tờ khai hải quan.
- C: Giá tính số thuế tính trên một đơn vị hàng hoá.
- D: Thuế suất của từng mặt hàng.
3.2. Mặt hàng được áp dụng mức thuế tuyệt đối
Công thức: A = B x F.
Với:
- F: mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị.
Lưu ý: mức thuế cần nộp đối với mỗi mặt hàng sẽ phải căn cứ theo cấu tạo, tính chất hàng xuất khẩu, áp dụng theo 6 quy tắc để phân loại thuộc Phụ lục 2 ban hành đi kèm Thông tư 103/2015/TT-BTC từ Bộ Tài chính.
Trên đây là những thông tin quan trọng để giúp bạn có thể hiểu hơn về cách tính thuế GTGT cho hàng hoá xuất khẩu. Để tránh mất thời gian và đảm bảo độ chính xác cao bạn hãy tham khảo ngay dịch vụ hỗ trợ tính toán và kê khai thuế của đơn vị chúng tôi.
Bài viết liên quan
Vốn điều lệ là gì và vai trò của …
Vai trò của kế toán trong phòng kế toán
Ưu nhược điểm của mô hình công ty hold …