Hướng dẫn cách tính thuế giá trị gia t …

Bạn đang tìm hiểu về hướng dẫn phương pháp tính thuế GTGT đầu vào và đầu ra dễ hiểu nhất có thể nhanh chóng đưa vào áp dụng? Vậy hãy để chúng tôi cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất cũng như cốt lõi nhất về 2 phương pháp tính thuế GTGT đầu vào – đầu ra theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Bài viết dưới đây là nội dung cốt lõi bạn có thể tham khảo để nắm được thông tin.

1.   Tìm hiểu về thuế GTGT

Thuế GTGT được viết tắt là VAT là một loại của thuế gián thu được đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Như vậy, việc đánh thuế sẽ chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm chứ không phải đối với toàn bộ hàng hoá, dịch vụ. Thuế GTGT sẽ được nộp đến ngân sách của Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ.

Hầu hết mọi đối tượng trong xã hội sẽ chịu thuế GTGT. Với những trường hợp cần khuyến khích tiêu dùng và hoặc hạn chế trẻ tiền thuế của người tiêu dùng, Nhà nước sẽ không đánh thuế hoặc đánh thuế với mức thuế suất thấp nhất.

 

Khi tính thuế GTGT ta cần xác định được thuế GTGT đầu vào và đầu ra. Đối với thuế GTGT đầu vào chính là số thuế được ghi trên hoá đơn đầu vào (liên đỏ) khi tiến hành mua hàng hoá, dịch vụ. Còn thuế GTGT đầu ra chính là số thuế được ghi trên hóa đơn đầu ra (liên xanh hoặc tím) khi doanh nghiệp bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng.

2.   Phương pháp tính thuế GTGT đầu vào và đầu ra

2.1. Theo phương pháp khấu trừ

Phương pháp khấu trừ tính thuế GTGT sẽ được áp dụng đối với đơn vị kinh doanh sản xuất thực hiện đủ các chế độ về kế toán, hoá đơn và chứng từ theo như quy định của pháp luật bao gồm:

  • Đơn vị kinh doanh với doanh thu từ việc bán các hàng hóa, cung cấp dịch vụ hàng năm từ 1.000.000.000 VNĐ trở lên.
  • Đơn vị kinh doanh tự nguyện đăng ký áp dụng cách tính khấu trừ.
  • Cá nhân, tổ chức ở nước ngoài đang cung cấp những hàng hoá, dịch vụ nhằm tiến hành thăm dò, tìm kiếm, phát triển, khai thác khí dầu.
  • Chi nhánh doanh nghiệp vừa thành lập hay được thành lập bởi dự án doanh nghiệp đầu tư và doanh nghiệp hiện nộp thuế bằng phương pháp khấu trừ.

Để tính thuế GTGT đầu vào cùng đầu ra theo phương pháp khấu trừ, có thể áp dụng cách tính sau:

A = B – C

Với:

  • A : Mức thuế GTGT cần nộp theo cách khấu trừ thuế.
  • B : Mức thuế GTGT ở đầu ra.
  • C : Mức thuế GTGT ở đầu vào đã khấu trừ.

Theo đó:

  • B = D x E. Với D là giá tính thuế ở hàng hoá dịch vụ chịu thuế bán ra và E là thuế suất GTGT ở hàng hoá, dịch vụ đó.
  • C = tổng thuế GTGT được ghi trên hoá đơn mua các hàng hoá, dịch vụ hay tài sản cố định, theo chứng từ về nộp thuế GTGT

Vậy mức thuế GTGT phải nộp là: A = (D x E) – C

2.2. Theo cách trực tiếp

Phương pháp trực tiếp giá trị gia tăng áp dụng cho những trường hợp sau:

Trường hợp 1: Đơn vị kinh doanh hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý

Công thức: A = F x G.

Với:

  • F : GTGT ở hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra.
  • G: Thuế suất thuế áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ tương ứng đó.

Trong đó F được tính như sau:

  • H: Giá thanh toán hàng hoá, dịch vụ được bán ra.
  • I: Giá thanh toán hàng hoá, dịch vụ đã mua vào.

Tóm lại ta có 2 phương pháp tính thuế GTGT đầu vào và đầu ra. Căn cứ vào từng đối tượng áp dụng, đặc điểm của từng DN mà có phương pháp tính thuế khác nhau.

Trên đây là những thông tin cơ bản về tính thuế GTGT đầu vào và đầu ra mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Là một công ty cung cấp dịch vụ kế toán chuyên nghiệp, trình độ cao, chúng tôi rất tự tin có thể tư vấn, hỗ trợ khách hàng khi tính thuế GTGT. Để nhận được sự trợ giúp, khách hàng hãy liên hệ đến với đơn vị theo số hotline.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *