Dịch vụ hóa đơn điện tử Viettel và Ea …

Dịch vụ hóa đơn điện tử Viettel, Easyinvoice – Bảng Giá Ưu Đãi

Dịch vụ hóa đơn điện tử Viettel, Easyinvoice – Bảng Giá Ưu Đãi

Dễ dàng phát hành, tra cứu và quản lý hóa đơn với dịch vụ hóa đơn điện tử của Viettel, EasyInvoice hoặc Mobiphone. Có bảng báo giá chi tiết cho doanh nghiệp tham khảo.

Nội dung chính:

  • Bảng giá hóa đơn điện tử Viettel, Easyinvoice, Mobiphone
  • Dịch vụ hóa đơn điện tử Viettel, Easyinvoice, Mobiphone Invoice
  • Lợi ích khi sử dụng hóa đơn điện tử
  • Một số câu hỏi thường gặp về hóa đơn điện tử

Dịch vụ hóa đơn điện tử của Viettel, Easyinvoice, Mobiphone cung cấp giải pháp quản lý hóa đơn trên nền điện tử cho doanh nghiệp. Hóa đơn được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử; được ký bằng chữ ký số, có thể chuyển đổi thành hóa đơn giấy bất kỳ lúc nào khi có nhu cầu.

Bảng giá hóa đơn điện tử Viettel, Easyinvoice, Mobiphone

Doanh nghiệp có nhu cầu mua và sử dụng hóa đơn điện tử có thể tham khảo bảng giá 3 loại hóa đơn điện tử sau của Cenplus. Phí dịch vụ đã bao gồm thuế VAT và phí khởi tạo lần đầu khi doanh nghiệp chính thức sử dụng hóa đơn điện tử.

Ví dụ: Lần đầu tiên mua và phát hành hóa đơn, doanh nghiệp phải trả phí là 924.710 đồng cho gói cước HD_300 tương đương 300 số hóa đơn điện tử của Viettel, sau khi sử dụng hết doanh nghiệp mua thêm 300 số hóa đơn nữa thì doanh nghiệp chỉ phải trả 424.710 đồng.

Bảng giá hóa đơn điện tử Mobiphone Invoice

BẢNG GIÁ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ MOBIPHONE INVOICE

THEO THÔNG TƯ 78

Gói cước Số lượng hóa đơn Giá bán 

đã bao gồm VAT

Phí khởi tạo 

lần đầu

Tổng chi phí thanh toán
E – 300 300 270.000 500.000 770.000
E – 500 500 300.000 500.000 800.000
E – 700 700 400.000 500.000 900.000
E – 1.500 1.500 780.000 500.000 1.280.000
E – 3000 3.000 1.300.000 Miễn phí 1.300.000
E – 4.500 4.500 1.800.000 Miễn phí 1.800.000
E – 7.500 7.500 2.900.000 Miễn phí 2.900.000
E – 15.000 15.000 5.000.000 Miễn phí 5.000.000
E – 30.000 30.000 8.500.000 Miễn phí 8.500.000
E – 50.000 50.000 13.500.000 Miễn phí 13.500.000

Liên hệ ngay: 0942487171 hoặc email: cenplus@gmail.com
Cenplus luôn sát cánh cùng doanh nghiệp

Bảng giá hóa đơn điện tử Sinvoice Viettel

BẢNG GIÁ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ VIETTEL

THEO THÔNG TƯ 78

Gói cước Số lượng hóa đơn Giá bán 

đã bao gồm VAT

Phí khởi tạo 

lần đầu

Tổng chi phí thanh toán
HD_100 100 143.000 500.000 643.000
HD_200 200 283.140 500.000 783.140
HD_300 300 424.710 500.000 924.710
HD_500 500 586.300 500.000 1.086.300
HD_1K 1000 915.200 500.000 1.415.200
HD_2K 2000 1.372.800 500.000 1.872.800
HD_3K 3000 1.930.500 500.000 2.430.500
HD_5K 5000 2.931.500 500.000 3.431.500
HD_7K 7000 3.903.900 500.000 4.403.900
HD_10K 10.000 4.862.000 500.000 5.362.000
HD_20K 20.000 8.294.000 500.000 8.794.000
Trên 20.000 hóa đơn Liên hệ 0942487171 để được ưu đãi

Liên hệ ngay: 0942487171 hoặc email: cenplus@gmail.com
Cenplus luôn sát cánh cùng doanh nghiệp

Bảng giá hóa đơn điện tử Easyinvoice

BẢNG GIÁ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ EASYINVOICE

THEO THÔNG TƯ 78

Gói cước Số lượng hóa đơn Giá bán 

đã bao gồm VAT

Phí khởi tạo 

lần đầu

Tổng chi phí thanh toán
Smart 300 300 460.000 500.000 960.000
Smart 500 500 650.000 500.000 1.150.000
Smart 1000 1000 1.100.000 500.000 1.600.000
Smart 3000 3000 2.300.000 500.000 2.800.000
Smart 5000 5000 3.200.000 Miễn phí 3.200.000
Smart 10.000 10.000 5.700.000 Miễn phí 5.700.000
Trên 10.000 Liên hệ 0942487171 để được ưu đãi

Liên hệ ngay: 0942487171 hoặc email: cenplus@gmail.com
Cenplus luôn sát cánh cùng doanh nghiệp

Dịch vụ hóa đơn điện tử Viettel, Easyinvoice, Mobiphone Invoice

Đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ hóa đơn theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Thông tư 32/2011/TT-BTC, Thông tư 39/2014/TT-BTC, Thông tư 68/2019/TT-BTC… và sẵn sàng đáp ứng Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC. Hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong việc phát hành, quản lý hóa đơn, doanh thu, kê khai thuế, báo cáo hóa đơn mọi lúc, mọi nơi.

Giao diện đơn giản, dễ sử dụng, cho phép kế toán doanh nghiệp dễ dàng lập các loại báo cáo cần thiết như: Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, báo cáo doanh thu theo sản phẩm/khách hàng, bảng kê hóa đơn…

Đáp ứng đa dạng mẫu hóa đơn điện tử và thiết kế mẫu hóa đơn riêng theo yêu cầu của khách hàng.

Cho phép lưu trữ hóa đơn trong 10 năm miễn phí tại trung tâm dữ liệu chuẩn quốc tế, đảm bảo tính an toàn và bảo mật tuyệt đối.

Thủ tục đăng ký và phát hành hóa đơn nhanh chóng, hỗ trợ kỹ thuật 24/7.

Lợi ích khi sử dụng hóa đơn điện tử

  • Tiết kiệm: Tiết kiệm đến 90% thời gian cho doanh nghiệp, không phát sinh chi phí in ấn, vận chuyển, bảo quản và lưu trữ hóa đơn.
  • An toàn: Bảo mật nhiều lớp, dữ liệu an toàn tuyệt đối, chống làm giả, không lo cháy, thất lạc hay mất hóa đơn.
  • Nhanh chóng: Gửi và nhận hóa đơn ngay sau khi phát hành, rút ngắn thời gian thu nợ cho doanh nghiệp.
  • Linh hoạt: Tra cứu hóa đơn mọi lúc, mọi nơi. Tự động tổng hợp tờ khai thuế, hạch toán điện tử.

Quý doanh nghiệp có nhu cầu mua hóa đơn điện tử vui lòng liên hệ hotline 0942487171 hoặc email: cenplus@gmail.com hoặc để lại yêu cầu dưới bài viết để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Một số câu hỏi thường gặp về hóa đơn điện tử

1. Mua hóa đơn điện tử Viettel ở đâu?

Hiện nay, Cenplus cũng là đại lý cấp 1 của Viettel, chuyên cung cấp dịch vụ chữ ký số, hóa đơn, phần mềm BHXH của Viettel. Quý doanh nghiệp có thể liên hệ Cenplus theo hotline 0942487171 để được tư vấn báo giá.

2. Chuyển đổi hóa đơn điện tử thành hóa đơn giấy được không?

Có. Khi có nhu cầu, doanh nghiệp hoàn toàn có thể chuyển thành hóa đơn giấy bất cứ lúc nào.

3. Giá hóa đơn điện tử Viettel là bao nhiêu?

Giá hóa đơn điện tử Viettel được tính theo số lượng hóa đơn.

➤➤Tham khảo chi tiết: Bảng giá hóa đơn điện tử Viettel

4. Giá hóa đơn điện tử Easyinvoice là bao nhiêu?

Giá hóa đơn điện tử Easyinvoice được tính theo số lượng hóa đơn.

➤➤Tham khảo chi tiết: Bảng giá hóa đơn điện tử Easyinvoice

5. Giá hóa đơn điện tử Mobiphone invoice là bao nhiêu?

Giá hóa đơn điện tử Mobiphone Invoice được tính theo số lượng hóa đơn, giá gói 300 số hóa đơn và phí khởi tạo lần đầu là 770.000 đồng, đã bao gồm VAT.

➤➤Tham khảo chi tiết: Bảng giá hóa đơn điện tử Mobiphone Invoice

6. Lợi ích khi sử dụng hóa đơn điện tử là gì?

Sử dụng hóa đơn điện tử sẽ giúp mang lại 4 lợi ích to lớn sau cho doanh nghiệp:

  • Tiết kiệm đến 90% thời gian cho doanh nghiệp, không phát sinh chi phí in ấn, vận chuyển, bảo quản và lưu trữ hóa đơn.
  • Bảo mật nhiều lớp, dữ liệu an toàn tuyệt đối, chống làm giả, không lo cháy, thất lạc hay mất hóa đơn.
  • Gửi và nhận hóa đơn ngay sau khi phát hành, rút ngắn thời gian thu nợ cho doanh nghiệp.
  • Tra cứu hóa đơn mọi lúc, mọi nơi. Tự động tổng hợp tờ khai thuế, hạch toán điện tử.

Liên hệ ngay: 0942487171 hoặc email: cenplus@gmail.com
Cenplus luôn sát cánh cùng doanh nghiệp

Dịch vụ thay đổi cổ đông công ty cổ …

Dịch vụ thay đổi cổ đông công ty cổ phần, giá chỉ 1.000.000đ

Hoàn thành hồ sơ, thủ tục tăng, giảm cổ đông công ty cổ phần trong vòng 1 NGÀY với dịch vụ thay đổi cổ đông của Cenplus, chi phí trọn gói chỉ 1.000.000đ, thông tin cung cấp đơn giản, cam kết không phát sinh chi phí.

Nội dung chính:

  • Thay đổi cổ đông công ty cổ phần xảy ra khi nào?
  • Tổng chi phí thay đổi cổ đông công ty cổ phần
  • Thời gian hoàn thành thủ tục thay đổi cổ đông – 1 Ngày
  • 3 Thông tin doanh nghiệp cần cung cấp
  • Các bước thay đổi cổ đông công ty cổ phần tại Cenplus
  • Hồ sơ thay đổi cổ đông công ty cổ phần
  • Một số câu hỏi thường gặp khi thay đổi cổ đông công ty cổ phần

Thay đổi cổ đông công ty cổ phần xảy ra khi nào?

Cổ đông công ty cổ phần có thể thay đổi khi xảy ra 1 trong các trường hợp sau:

  • Cổ đông trong công ty chuyển nhượng 1 phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình cho các cổ đông trong công ty hoặc người bên ngoài công ty.
  • Công ty thực hiện thủ tục chào bán cổ phần riêng lẻ hoặc chào bán cổ phần ra công chúng để huy động vốn từ cổ đông hiện hữu hoặc cổ đông mới.
  • Cổ đông trong công ty tặng, cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình cho người khác hoặc sử dụng cổ phần để trả nợ.
  • Cổ đông trong công ty chết, cổ phần được thừa kế bởi người khác.
  • Doanh nghiệp chỉ thông báo với Sở Kế hoạch & Đầu tư trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp (Căn cứ Điều 57, Nghị định 01/2021/NĐ-CP) hoặc góp thêm vốn dẫn đến tăng vốn điều lệ (Căn cứ Điều 51 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

Như vậy, trường hợp thay đổi cổ đông do chuyển nhượng cổ phần giữa các cổ đông mà không làm tăng vốn điều lệ thì doanh nghiệp không cần thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh, chỉ cần thực hiện thay đổi và lưu trữ hồ sơ trong nội bộ công ty.

Tổng chi phí thay đổi cổ đông công ty cổ phần

Thông thường việc thay đổi (tăng/giảm) cổ đông được thực hiện thông qua hình thức chuyển nhượng cổ phần là chủ yếu. Cenplus cung cấp dịch vụ thay đổi cổ đông với chi phí chỉ 1.000.000đ/cổ đông chuyển nhượng.

Thời gian hoàn thành thủ tục thay đổi cổ đông – 1 Ngày

Sử dụng dịch vụ của Cenplus, doanh nghiệp không cần đi lại, không chờ đợi lâu và không cần chuẩn bị hồ sơ. Cenplus sẽ thay doanh nghiệp thực hiện những thủ tục pháp lý cần thiết để tiết kiệm thời gian, tránh sai sót so với việc doanh nghiệp tự làm.

HOÀN THÀNH THỦ TỤC THAY ĐỔI CỔ ĐÔNG TRONG VÒNG 01 NGÀY LÀM VIỆC

Liên hệ ngay: 0942487171 hoặc email: cenplus@gmail.com
Cenplus luôn sát cánh cùng doanh nghiệp

3 Thông tin doanh nghiệp cần cung cấp

Khi đăng ký dịch vụ tại Cenplus, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp 3 thông tin sau:

  1. Bản chụp/bản scan giấy phép kinh doanh.
  2. Thông tin danh sách cổ đông hiện tại và dự kiến thay đổi.
  3. CMND/CCCD/hộ chiếu của các cổ đông trong danh sách chuyển nhượng (người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng).

Các bước thay đổi cổ đông công ty cổ phần tại Cenplus

  1. Tiếp nhận yêu cầu, báo phí tương ứng với số lượng cổ đông chuyển nhượng.
  2. Tư vấn điều kiện chuyển nhượng, thay đổi cổ đông công ty cổ phần và các thủ tục cần thực hiện với cơ quan thuế sau khi chuyển nhượng.
  3. Soạn thảo hồ sơ thay đổi cổ đông công ty cổ phần.
  4. Trình doanh nghiệp ký, đóng dấu tận nơi.
  5. Tính tiền thuế thu nhập cá nhân mà cổ đông chuyển nhượng phải nộp.
  6. Hướng dẫn doanh nghiệp nộp thuế thu nhập cá nhân.

Hồ sơ thay đổi cổ đông công ty cổ phần

Hồ sơ thay đổi cổ đông theo chuyển nhượng cổ phần bao gồm:

  • Quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
  • Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông;
  • Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;
  • Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng;
  • Giấy chứng nhận phần vốn góp;
  • Sổ đăng ký cổ đông;
  • Giấy ủy quyền.

Ngoài ra, sau khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng, công ty cần soạn hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân đối với người chuyển nhượng và nộp thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng cổ phần theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng cổ phần từng lần.

Liên hệ ngay: 0942487171 hoặc email: cenplus@gmail.com
Cenplus luôn sát cánh cùng doanh nghiệp

Một số câu hỏi thường gặp khi thay đổi cổ đông công ty cổ phần

Accordion Panel

Phí thay đổi cổ đông công ty cổ phần theo hình thức chuyển nhượng là 1.000.000đ/cổ đông chuyển nhượng. Trường hợp có nhiều cổ đông cùng thực hiện chuyển nhượng hoặc làm thay đổi vốn điều lệ, loại hình công ty, doanh nghiệp vui lòng liên hệ Cenplus để được hỗ trợ.

2. Doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì khi thay đổi cổ đông?

Với dịch vụ tăng, giảm cổ đông tại Cenplus, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp 3 thông tin:

  • Bản chụp/bản scan giấy phép kinh doanh (GPKD);
  • Thông tin danh sách cổ đông hiện tại và dự kiến thay đổi;
  • CMND/CCCD/hộ chiếu của các cổ đông trong danh sách chuyển nhượng.

3. Thay đổi cổ đông công ty cổ phần mất mấy ngày?

Chỉ mất 1 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu của doanh nghiệp, Cenplus sẽ hoàn hồ sơ và thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần và hướng dẫn doanh nghiệp nộp thuế thu nhập cá nhân đối với cổ đông thực hiện chuyển nhượng.

4. Thay đổi cổ đông công ty cổ phần xảy ra khi nào?

Có nhiều trường hợp dẫn đến thay đổi cổ đông trong công ty cổ phần như: chuyển nhượng vốn 1 phần hoặc toàn bộ cổ phần, thừa kế, tặng cho… Nhưng phổ biến là do chuyển nhượng cổ phần xảy ra giữa các cổ đông cũ với nhau hoặc giữa cổ đông cũ và cổ đông mới.

5. Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần như thế nào?

Trường hợp cổ đông chuyển nhượng cổ phần không làm thay đổi thông tin cổ đông sáng lập hoặc vốn điều lệ công ty thì doanh nghiệp không cần thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh, chỉ cần thực hiện thay đổi và lưu trữ hồ sơ trong nội bộ công ty. Sau khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng, doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân đối với người chuyển nhượng và nộp thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng cổ phần theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng cổ phần từng lần.

Liên hệ ngay: 0942487171 hoặc email: cenplus@gmail.com
Cenplus luôn sát cánh cùng doanh nghiệp

Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện …

Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài
tại Việt Nam
Uy tín, chuyên nghiệp, tiết kiệm chi phí

Công ty CENPLUS cung cấp dịch vụ trọn gói hỗ trợ thành lập văn phòng đại diện cho các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam với mức chi phí 25.000.000 đồng. Thời gian hoàn thiện thủ tục và nhận Giấy phép kinh doanh dự kiến trong khoảng từ 15-20 ngày làm việc. Doanh nghiệp có thể tham khảo thêm những thông tin chi tiết về hồ sơ, quy trình thủ tục và các điều kiện pháp lý liên quan đến việc thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam trong bài viết bên dưới.

Điều kiện để thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam

Văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp đó, được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam với mục đích tìm hiểu thị trường và thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi pháp luật Việt Nam cho phép.

Thương nhân nước ngoài sẽ được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành:

  • Tư cách pháp lý của doanh nghiệp nước ngoài: Doanh nghiệp nước ngoài phải được thành lập và đăng ký kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi doanh nghiệp có trụ sở chính, và quốc gia đó phải là thành viên của các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, hoặc được pháp luật Việt Nam công nhận.
  • Thời gian hoạt động tối thiểu: Doanh nghiệp nước ngoài phải có thời gian hoạt động tối thiểu 01 năm tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi đặt trụ sở chính, tính từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy phép thành lập hoặc đăng ký kinh doanh.
  • Thời hạn của giấy phép kinh doanh: Trong trường hợp giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động, thời hạn này phải còn ít nhất 01 năm kể từ thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ xin thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam. Phạm vi hoạt động của Văn phòng đại diện: Văn phòng đại diện chỉ được phép thực hiện các hoạt động như tìm hiểu thị trường và xúc tiến thương mại tại Việt Nam, không được tiến hành các hoạt động kinh doanh sinh lợi trực tiếp.
  • Trường hợp đặc biệt: Nếu nội dung hoạt động của văn phòng đại diện không phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam, hoặc doanh nghiệp nước ngoài không đến từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có điều ước quốc tế với Việt Nam, việc thành lập văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành.

Hồ sơ và thủ tục thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam

Thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài
thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài
  • Đơn xin cấp Giấy phép để thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại lãnh thổ Việt Nam;
  • Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của thương nhân nước ngoài, bao gồm: Giấy đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu có giá trị pháp lý tương tự, đã được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật sang tiếng Việt có chứng nhận công chứng, do cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia nơi doanh nghiệp thành lập cấp phép;
  • Quyết định bổ nhiệm người đại diện của công ty nước ngoài để đứng đầu Văn phòng đại diện tại Việt Nam;
  • Báo cáo tài chính đã được kiểm toán, hoặc tài liệu xác nhận việc hoàn thành các nghĩa vụ tài chính hoặc thuế trong năm tài chính gần nhất, hoặc giấy tờ tương đương, do cơ quan chức năng tại quốc gia nơi thương nhân được thành lập xác nhận, để chứng minh sự tồn tại và hoạt động hợp pháp của thương nhân trong thời gian gần nhất. Tất cả các tài liệu phải được dịch công chứng sang tiếng Việt;
  • Bản dịch công chứng Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân (nếu là công dân Việt Nam), hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là công dân nước ngoài) của người được bổ nhiệm đứng đầu Văn phòng đại diện;
  • Các tài liệu liên quan đến địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện, bao gồm:
    • Hợp đồng thuê văn phòng đã được sao y chứng thực;
    • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên cho thuê. Trường hợp bên cho thuê là doanh nghiệp, cần cung cấp thêm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với chức năng kinh doanh bất động sản;
    • Địa điểm dự kiến đặt trụ sở phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về an ninh, trật tự, vệ sinh lao động, cùng các điều kiện pháp lý khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Sở Công Thương tại tỉnh hoặc thành phố nơi Văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài dự kiến đặt trụ sở.

Thời gian xử lý hồ sơ: Từ 15 đến 20 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Liên Hệ Với Chúng Tôi Để Được Tư Vấn Miễn Phí
Thông Tin Liên Hệ Chi Tiết:
Liên hệ ngay: 0942487171 hoặc email: hcmc.cenplus@gmail.com
Hỗ Trợ 24/7 Cho Mọi Thắc Mắc: CENPLUS luôn sát cánh cùng doanh nghiệp, hỗ trợ tư vấn miễn phí và giải đáp mọi thắc mắc của bạn bất cứ lúc nào.

Những công việc CENPLUS sẽ thực hiện giúp doanh nghiệp

  • Cung cấp tư vấn pháp lý về việc mở văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam: Đưa ra các thông tin pháp lý chính xác về điều kiện, quy trình và các quy định liên quan đến việc thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, giúp doanh nghiệp hiểu và tuân thủ đúng quy định pháp luật.
  • Soạn thảo hồ sơ thành lập văn phòng đại diện: Thực hiện việc lập các tài liệu cần thiết theo yêu cầu pháp lý để thành lập văn phòng đại diện, đồng thời chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ để doanh nghiệp xem xét và ký duyệt.
  • Đại diện doanh nghiệp tiến hành thủ tục xin cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Sở Công thương: Thay mặt doanh nghiệp thực hiện việc nộp hồ sơ, theo dõi và xử lý quá trình xin cấp phép tại Sở Công thương, đảm bảo thủ tục được tiến hành đúng quy định pháp luật.
  • Thực hiện thủ tục cấp con dấu và đăng ký mẫu dấu cho văn phòng đại diện tại Cơ quan công an: Hoàn thiện hồ sơ và thực hiện các bước liên quan đến việc xin cấp con dấu và Giấy chứng nhận mẫu dấu theo quy định của cơ quan công an.
  • Hướng dẫn và hỗ trợ các thủ tục pháp lý sau khi văn phòng đại diện được cấp phép hoạt động: Cung cấp tư vấn và giải đáp chi tiết về các quy trình pháp lý cần tuân thủ sau khi văn phòng đại diện chính thức được thành lập, nhằm đảm bảo văn phòng đại diện hoạt động hợp pháp và đúng quy định pháp luật Việt Nam.
  • Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý và kế toán cho văn phòng đại diện trong quá trình hoạt động: Hỗ trợ doanh nghiệp trong các vấn đề pháp lý và kế toán liên quan đến hoạt động của văn phòng đại diện, bao gồm việc tuân thủ các quy định về kế toán, thuế, báo cáo tài chính và các nghĩa vụ khác.
Thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài

Chi phí và thời gian thành lập văn phòng đại diện cho công ty nước ngoài tại Việt Nam

Tổng chi phí trọn gói cho dịch vụ thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là 25.000.000 đồng, bao gồm cả việc bàn giao Giấy phép thành lập văn phòng đại diện và con dấu trong thời gian từ 15 đến 20 ngày làm việc.

Lưu ý:
– Mức phí trên đã bao gồm toàn bộ các khoản lệ phí nhà nước và phí dịch vụ của CENPLUS, không có chi phí phát sinh thêm.
– Thời gian hoàn thành thủ tục được tính dựa trên các ngày làm việc hành chính của cơ quan nhà nước, từ thứ Hai đến thứ Sáu, không bao gồm ngày thứ Bảy, Chủ Nhật và các ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định pháp luật Việt Nam.

Những câu hỏi thường gặp khi thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài

1. Nơi nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện là ở đâu?

Hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện cần được nộp tại Sở Công Thương của tỉnh hoặc thành phố nơi văn phòng đại diện dự kiến đặt trụ sở.

2. Thời gian xử lý hồ sơ và cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện

Thời gian để được cấp Giấy phép văn phòng đại diện là: 15-20 ngày làm việc.

3. Thủ tục thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài gồm những bước nào?

Quá trình thành lập văn phòng đại diện cho công ty nước ngoài tại Việt Nam bao gồm các bước sau:

Bước 1: Tiến hành nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện cho công ty nước ngoài.

Bước 2: Thực hiện thủ tục xin cấp con dấu và đăng ký mẫu dấu tại Cơ quan công an cho văn phòng đại diện.

Bước 3: Hoàn tất việc đăng ký mã số thuế và nhận thông báo mã số thuế cho văn phòng đại diện.

4. Chi phí thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài?

Tổng chi phí thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam là 25.000.000 đồng. Chi phí này đã bao gồm cả các khoản lệ phí nhà nước và phí dịch vụ của CENPLUS, không phát sinh thêm chi phí nào khác.

Liên Hệ Với Chúng Tôi Để Được Tư Vấn Miễn Phí
Thông Tin Liên Hệ Chi Tiết:
Liên hệ ngay: 0942487171 hoặc email: hcmc.cenplus@gmail.com
Hỗ Trợ 24/7 Cho Mọi Thắc Mắc: CENPLUS luôn sát cánh cùng doanh nghiệp, hỗ trợ tư vấn miễn phí và giải đáp mọi thắc mắc của bạn bất cứ lúc nào.

Thành Lập Chi Nhánh Công Ty Nước Ngoài

Thành Lập Chi Nhánh Công Ty Nước Ngoài

Dịch Vụ Thành Lập Chi Nhánh Công Ty Nước Ngoài Tại Việt Nam Chuyên Nghiệp & Hiệu Quả

Thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh tại Việt Nam cho công ty nước ngoài là một quá trình phức tạp phức tạp, Đòi hỏi sự hiểu biết về pháp luật đầu tư. Để hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài thực hiện thủ tục này một cách hiệu quả, CENPLUS cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp trong việc đăng ký thành lập chi nhánh tại Việt Nam. Với đội ngũ luật sư kinh nghiệm và hiểu biết toàn diện về pháp luật đầu tư, chúng tôi cam kết cung cấp giải pháp hiệu quả, đảm bảo bảo thủ đầy đủ các quy định pháp lý hiện hành và mang đến cho khách hàng hợp lý phí.

Chi nhánh của công ty nước ngoài là gì ?

Theo quy định của Luật Thương mại 2005, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là một đơn phụ thuộc, được thành lập và tiến hành hoạt động thương mại ở lãnh thổ Việt Nam Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Một thương nhân nước ngoài không được phép thành lập hơn một văn bản đại diện hoặc chi nhánh có cùng tên trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Quốc.

Thương nhân nước ngoài cam chịu trước pháp luật Việt Nam về mọi hoạt động của văn phòng đại diện và chi nhánh của mình tại Việt Nam.

Điều kiện để thành lập chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam

Muốn thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam thương nhân cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Thương nhân nước ngoài phải được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ là thành viên của điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc được pháp luật của các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận.
  • Thương nhân nước ngoài phải có thời gian hoạt động liên tục ít nhất 5 năm kể từ ngày thành lập hoặc ngày đăng ký kinh doanh hợp pháp.
  • Thời hạn hoạt động còn lại của thương nhân nước ngoài, trong trường hợp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương có quy định về thời hạn, phải đảm bảo còn ít nhất 1 năm tính từ thời điểm nộp hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh tại Việt Nam.
  • Các hoạt động của chi nhánh tại Việt Nam phải tuân thủ các cam kết mở cửa thị trường mà Việt Nam đã thỏa thuận trong các điều ước quốc tế, đồng thời phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài.
  • Trường hợp nội dung hoạt động của chi nhánh không khớp với các cam kết mà Việt Nam đã thỏa thuận trong các điều ước quốc tế, hoặc thương nhân nước ngoài thuộc quốc gia/vùng lãnh thổ không tham gia các điều ước này, việc thành lập chi nhánh phải được sự đồng ý của Bộ trưởng bộ quản lý chuyên ngành.

Điểm 4 và 5 là các điều kiện mới được bổ sung nhằm đảm bảo sự tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết sau khi Luật Thương mại 2005 có hiệu lực. Những điều kiện này giúp đảm bảo việc thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Liên Hệ Với Chúng Tôi Để Được Tư Vấn Miễn Phí
Thông Tin Liên Hệ Chi Tiết:
Liên hệ ngay: 0942487171 hoặc email: hcmc.cenplus@gmail.com
Hỗ Trợ 24/7 Cho Mọi Thắc Mắc: CENPLUS luôn sát cánh cùng doanh nghiệp, hỗ trợ tư vấn miễn phí và giải đáp mọi thắc mắc của bạn bất cứ lúc nào.

Hồ sơ, thủ tục thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

Để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành về việc thành lập chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam, hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm các tài liệu sau:

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập chi nhánh: Theo mẫu do Bộ Công Thương ban hành, được ký bởi người đại diện hợp pháp của thương nhân nước ngoài.

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương của thương nhân nước ngoài: Tài liệu này cần được công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự (nếu có yêu cầu) để xác nhận tình trạng pháp lý của doanh nghiệp tại nước ngoài.

– Văn bản bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh: Đây là văn bản do thương nhân nước ngoài phát hành, ghi rõ thông tin và quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh tại Việt Nam.

– Bản sao báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc tài liệu xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, thuế của thương nhân nước ngoài: Tài liệu này phải phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của thương nhân trong năm tài chính gần nhất, được cấp hoặc xác nhận bởi cơ quan chức năng tại quốc gia nơi thương nhân thành lập.

– Bản sao Điều lệ tổ chức và hoạt động của chi nhánh: Điều lệ này cần thể hiện rõ các quyền và nghĩa vụ của chi nhánh tại Việt Nam, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.

– Bản sao giấy tờ tùy thân của người đứng đầu chi nhánh: Bao gồm hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người được chỉ định làm đại diện chi nhánh, các tài liệu này cần được công chứng theo yêu cầu pháp luật.

– Tài liệu chứng minh quyền sử dụng địa điểm dự kiến đặt trụ sở chi nhánh, bao gồm:

+ Bản sao hợp đồng thuê địa điểm hoặc tài liệu khác chứng minh quyền sử dụng hợp pháp của thương nhân đối với địa điểm dự kiến đặt trụ sở chi nhánh.

+ Các tài liệu liên quan chứng minh địa điểm dự kiến đặt trụ sở tuân thủ các yêu cầu về an ninh, trật tự, vệ sinh lao động và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Địa điểm không được sử dụng để cho thuê lại hoặc cho mượn.

Khi đã hoàn thiện bộ hồ sơ, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục theo quy định để tiến hành xin cấp Giấy phép hoạt động cho chi nhánh.

Thủ tục xin cấp Giấy phép thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh. Các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ phải đảm bảo tính chính xác và tuân thủ đúng quy định pháp luật hiện hành.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi hồ sơ đã được chuẩn bị đầy đủ, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai phương thức nộp hồ sơ như sau:

  • Nộp trực tiếp: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh hoặc thành phố nơi chi nhánh dự kiến được đặt.
  • Nộp qua phương thức điện tử: Hồ sơ có thể được nộp trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ (https://dangkykinhdoanh.gov.vn). Sau khi hồ sơ được xác nhận hợp lệ, doanh nghiệp cần nộp lại bản giấy của các tài liệu cần thiết tại Bộ phận một cửa của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Bước 3: Nhận kết quả giải quyết hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ xem xét, kiểm tra tính hợp lệ và giải quyết hồ sơ trong thời gian quy định.

  • Nếu hồ sơ hợp lệ: Doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho chi nhánh. Trong trường hợp chi nhánh được thành lập ở nước ngoài, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cập nhật thông tin chi nhánh vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp.
  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ có văn bản từ chối và nêu rõ lý do, đồng thời hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo quy định.

Doanh nghiệp có thể nhận kết quả trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh theo thời gian hẹn trên giấy biên nhận hoặc lựa chọn nhận kết quả qua dịch vụ chuyển phát bưu điện.

Dịch vụ tư vấn thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam của CENPLUS

Dịch vụ tư vấn thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam của CENPLUS

Khi sử dụng dịch vụ tư vấn giải pháp của CENPLUS trong quá trình thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam, quý khách sẽ nhận được sự hỗ trợ hỗ trợ đầy đủ và toàn diện với các lợi ích sau:

Tư vấn miễn phí về quy định pháp luật và hợp đồng:

CENPLUS cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí về các quy định luật liên quan đến doanh nghiệp, đầu tư , và các giải pháp cần thiết trong quá trình thành lập chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam.

Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ chi tiết:

Quý khách sẽ được hướng dẫn cụ thể về việc chuẩn bị các tài liệu cần thiết, bao gồm thông tin và giấy tờ liên quan để đảm bảo công việc thành lập chi nhánh được thực hiện nhanh chóng chóng và đầy đủ các quy định pháp luật tại Việt Nam.

Đội ngũ luật sư chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm:

CENPLUS tự hào sở hữu đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và chuyên sâu, với khả năng tư vấn pháp lý toàn diện cho khách hàng nước ngoài về thủ tục thành lập chi nhánh tại Việt Nam.

Tư vấn miễn phí về lao động và nhân sự:

CENPLUS còn cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí về các vấn đề tuyển dụng, sử dụng lao động nước ngoài tại chi nhánh được thành lập tại Việt Nam, đảm bảo bảo thủ chất béo các quy định pháp luật lao động hiện hành.

Hợp lý dịch vụ chi phí:

CENPLUS luôn đưa ra các dịch vụ chi phí phù hợp với điều kiện của khách hàng, đồng thời cam kết đảm bảo tính minh bạch trong công việc giải quyết thủ tục pháp lý.

Liên Hệ Với Chúng Tôi Để Được Tư Vấn Miễn Phí
Thông Tin Liên Hệ Chi Tiết:
Liên hệ ngay: 0942487171 hoặc email: hcmc.cenplus@gmail.com
Hỗ Trợ 24/7 Cho Mọi Thắc Mắc: CENPLUS luôn sát cánh cùng doanh nghiệp, hỗ trợ tư vấn miễn phí và giải đáp mọi thắc mắc của bạn bất cứ lúc nào.

Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh

Đăng ký địa điểm kinh doanh – Trọn gói 1.000.000đ – 5 Ngày

Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh trọn gói của Cenplus

Cenplus cung cấp dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh trọn gói chỉ với 1.000.000 đồng. Chúng tôi sẽ hoàn tất thủ tục và bàn giao Giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh sau 5 – 7 ngày. Doanh nghiệp không cần chuẩn bị hồ sơ hay đi lại. Cenplus cam kết không phát sinh bất kỳ chi phí nào khác.

Nội dung chính:

  • Địa điểm kinh doanh là gì?
  • Chi phí trọn gói dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh
  • Thời gian hoàn thành thủ tục mở địa điểm kinh doanh
  • Thông tin doanh nghiệp cần cung cấp
  • Điều kiện thành lập địa điểm kinh doanh
  • Hồ sơ, thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
  • Một số lưu ý khi thành lập địa điểm kinh doanh
  • Một số câu hỏi thường gặp khi thành lập địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh là gì?

  • Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh cụ thể như giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ.
  • Địa điểm kinh doanh có giấy chứng nhận hoạt động riêng và mọi hoạt động đều phụ thuộc vào công ty mẹ hoặc chi nhánh chủ quản.
  • Doanh nghiệp có thể đăng ký nhiều địa điểm kinh doanh trong cùng một tỉnh thành hoặc ở nhiều tỉnh thành khác nhau mà không bị giới hạn số lượng.

Chi phí trọn gói dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh

Hiện tại, Cenplus hỗ trợ mở địa điểm kinh doanh cho các công ty, doanh nghiệp trên toàn quốc với chi phí như sau:

Bảng giá dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh
Khu vực Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM Các tỉnh còn lại
Chi phí trọn gói 1.000.000 đồng Liên hệ nhận báo giá
Kết quả của thủ tục Giấy phép địa điểm kinh doanh

➥ Tổng chi phí thành lập địa điểm kinh doanh tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. HCM trọn gói là 1.000.000 đồng, bao gồm:

  • 100.000 đồng – Phí công bố thành lập địa điểm kinh doanh trên Cổng thông tin doanh nghiệp;
  • 200.000 đồng – Phí công chứng ủy quyền cho Cenplus thực hiện thủ tục tại Sở KH&ĐT;
  • 700.000 đồng – Phí tư vấn, soạn hồ sơ, nộp hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh tới Sở KH&ĐT, nhận và bàn giao giấy phép tận nơi cho doanh nghiệp.

➥ Tại các tỉnh thành còn lại, chi phí mở địa điểm kinh doanh có thể có chênh lệch ít nhiều, doanh nghiệp có thể liên hệ Cenplus để được tư vấn và báo phí cụ thể.

Liên hệ ngay: 0942487171 hoặc email: cenplus@gmail.com
Cenplus luôn sát cánh cùng doanh nghiệp

Thời gian hoàn thành thủ tục mở địa điểm kinh doanh

Tổng thời gian từ khi Cenplus tiếp nhận yêu cầu về việc thành lập địa điểm kinh doanh tới khi bàn giao giấy phép tận nơi cho doanh nghiệp chỉ từ 5 – 7 ngày làm việc.

Thời gian thành lập địa điểm kinh doanh

5 – 7 ngày

1 ngày Thời gian để Cenplus tư vấn chi tiết về điều kiện, thủ tục địa điểm kinh doanh, soạn đầy đủ hồ sơ, trình doanh nghiệp ký và nộp lên sở KH&ĐT
3 – 4 ngày Thời gian để Sở KH&ĐT xét duyệt hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận hoạt động địa điểm kinh doanh
1 – 2 ngày Cenplus nhận giấy phép và mang qua tận nơi cho doanh nghiệp

Thông tin doanh nghiệp cần cung cấp

Khi sử dụng dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh của Cenplus, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp 3 thông tin sau:

  • Mã số thuế công ty mẹ;
  • Thông tin địa điểm kinh doanh: Tên, địa chỉ, lĩnh vực hoạt động;
  • CMND/CCCD/hộ chiếu của người đứng đầu địa điểm kinh doanh.

Điều kiện thành lập địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp cần đáp ứng một số điều kiện sau:

  • Tên của địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”. Ví dụ: Địa điểm kinh doanh số 1 – Công ty TNHH Tư vấn Cenplus.
  • Địa điểm kinh doanh không được đặt tại tòa nhà chung cư, nhà tập thể (theo quy định của Luật nhà ở).
  • Ngành nghề của địa điểm kinh doanh phải lấy từ ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Trường hợp địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề yêu cầu về giấy phép con (ví dụ: kinh doanh thực phẩm), Cenplus sẽ tư vấn và hỗ trợ làm giấy phép con sau khi thành lập địa điểm kinh doanh nếu doanh nghiệp có nhu cầu.

Liên hệ ngay: 0942487171 hoặc email: cenplus@gmail.com
Cenplus luôn sát cánh cùng doanh nghiệp

Hồ sơ, thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Quy trình thành lập địa điểm kinh doanh như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

Thành phần hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm:

  • Thông báo lập địa điểm kinh doanh (do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký nếu địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký nếu địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh).
  • Giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ.
  • Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của người nộp hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT

Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ theo 2 cách sau:

  • Nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp mở địa điểm kinh doanh;
  • Nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh online trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia bằng tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng.

Lưu ý: Tại nhiều tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Phòng Đăng ký kinh doanh chỉ nhận hồ sơ được nộp online, không nhận hồ sơ trực tiếp.

Bước 3: Nhận kết quả

  • Thời hạn giải quyết hồ sơ: 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ và nộp lại.

Bước 4: Đăng bố cáo trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp phải thực hiện công bố về việc thành lập địa điểm kinh doanh trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia trong vòng 30 ngày kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh.

Một số lưu ý khi thành lập địa điểm kinh doanh

  • Một doanh nghiệp có thể mở nhiều địa điểm kinh doanh của công ty hoặc chi nhánh trong cùng tỉnh hoặc khác tỉnh, thành phố.
  • Địa điểm kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ đóng lệ phí môn bài là 1.000.000 đồng/năm.
  • Treo biển hiệu tại địa điểm kinh doanh sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh. Trường hợp không treo biển hiệu doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính hoặc đóng mã số thuế.
  • Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu về dịch vụ sau thành lập địa điểm kinh doanh hoặc cần tư vấn chi tiết, doanh nghiệp có thể gọi cho Cenplus theo số 0942487171 để được hỗ trợ nhanh nhất, chính xác nhất.

Một số câu hỏi thường gặp khi thành lập địa điểm kinh doanh

Accordion Panel

Tổng chi phí dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh công ty trọn gói của Cenplus là 1.000.000 đồng, đã bao gồm phí nhà nước và phí dịch vụ của Cenplus.

2. Thời gian thành lập địa điểm kinh doanh?

Trong vòng 5 – 7 ngày làm việc, Cenplus sẽ hoàn thành thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh và bàn giao Giấy phép địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.

3. Địa điểm kinh doanh có phải đóng thuế môn bài không?

Có. Lệ phí môn bài của địa điểm kinh doanh là 1.000.000 đồng/năm.

4. Công ty được thành lập tối đa bao nhiêu địa điểm kinh doanh?

Công ty có thể mở nhiều địa điểm kinh doanh trong cùng một tỉnh thành hoặc ở các tỉnh thành khác nhau mà không bị giới hạn số lượng.

5. Doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh không?

Được. Doanh nghiệp có thể lựa chọn phạm vi thành lập của địa điểm kinh doanh (cùng tỉnh hoặc khác tỉnh) và phương thức hạch toán của địa điểm kinh doanh (hạch toán độc lập hay phụ thuộc, trừ một số ngành nghề đặc biệt).

Để xác định rõ hơn loại hình địa điểm kinh doanh cần thành lập, doanh nghiệp có thể liên hệ Cenplus theo số điện thoại 0942487171 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Liên hệ ngay: 0942487171 hoặc email: cenplus@gmail.com
Cenplus luôn sát cánh cùng doanh nghiệp

Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện

Dịch Vụ Thành Lập Văn Phòng Đại Diện [1.000.000đ, 5 ngày]

Cenplus cung cấp dịch vụ thành lập văn phòng đại diện với chi phí trọn gói chỉ 1.000.000đ, bàn giao giấy phép văn phòng đại diện trong vòng 5 ngày làm việc, cam kết không phát sinh chi phí. Doanh nghiệp có thể tham khảo thêm hồ sơ, thủ tục thành lập văn phòng đại diện trong bài viết này.

Nội dung chính:

  1. Chi phí thành lập văn phòng đại diện
  2. Thời gian hoàn thành thủ tục thành lập văn phòng đại diện
  3. Thông tin khách hàng cần cung cấp
  4. Nội dung dịch vụ thành lập văn phòng đại diện của Cenplus
  5. Hồ sơ, thủ tục thành lập văn phòng đại diện
  6. Những việc cần làm sau khi thành lập văn phòng đại diện
  7. Một số câu hỏi thường gặp khi thành lập văn phòng đại diện

Chi phí thành lập văn phòng đại diện

Tổng chi phí thành lập văn phòng đại diện trọn gói tại Cenplus là 1.000.000đ, đã bao gồm lệ phí nhà nước và phí dịch vụ của Cenplus, cam kết không phát sinh.

Trong đó:

  • 100.000đ: Phí công bố thành lập văn phòng đại diện trên Cổng thông tin quốc gia;
  • 300.000đ: Phí công chứng, ủy quyền cho Cenplus làm thủ tục mở văn phòng đại diện;
  • 700.000đ: Phí dịch vụ của Cenplus (tư vấn, soạn hồ sơ, thay doanh nghiệp làm thủ tục mở văn phòng đại diện tại Sở KH&ĐT, nhận và bàn giao GPKD tận nơi cho doanh nghiệp).

Thời gian hoàn thành thủ tục thành lập văn phòng đại diện

Tổng thời gian kể từ khi Cenplus tiếp nhận yêu cầu đến khi bàn giao giấy phép văn phòng đại diện cho doanh nghiệp chỉ từ 5 – 7 ngày làm việc.

Trong đó:

  • 1 ngày: Để Cenplus tư vấn, soạn hồ sơ thành lập VPĐD, trình doanh nghiệp ký tận nơi;
  • 3 – 5 ngày: Để Sở KH&ĐT kiểm tra hồ sơ và cấp Giấy phép văn phòng đại diện;
  • 1 ngày: Để Cenplus nhận và bàn giao Giấy phép văn phòng đại diện cho doanh nghiệp.

Liên hệ ngay: 0942487171 hoặc email: cenplus@gmail.com
Cenplus luôn sát cánh cùng doanh nghiệp

Thông tin khách hàng cần cung cấp

Khi sử dụng dịch vụ thành lập văn phòng đại diện tại Cenplus, doanh nghiệp cần cung cấp 3 thông tin sau:

  1. Mã số thuế công ty;
  2. Địa chỉ văn phòng đại diện;
  3. Ảnh chụp CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đứng đầu văn phòng đại diện.

Nội dung dịch vụ thành lập văn phòng đại diện của Cenplus

  • Tư vấn, kiểm tra các thông tin về văn phòng đại diện như tên, địa chỉ văn phòng đại diện;
  • Thực hiện ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ dựa trên những điều kiện 2 bên đã trao đổi;
  • Thực hiện soạn hồ sơ mở văn phòng đại diện và trình doanh nghiệp ký tận nơi;
  • Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Sở KHĐT và theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ;
  • Đại diện doanh nghiệp nhận Giấy chứng nhận hoạt động VPĐD tại Sở KHĐT;
  • Bàn giao giấy phép tận nơi cho doanh nghiệp;
  • Tư vấn, hỗ trợ các thủ tục cần thực hiện sau khi có giấy phép văn phòng đại diện.

Hồ sơ, thủ tục thành lập văn phòng đại diện

Chi tiết hồ sơ, thủ tục thành lập văn phòng đại diện được quy định tại Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2020 cụ thể như sau:

Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện

  • Thông báo thành lập VPĐD do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đứng đầu văn phòng đại diện;
  • Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH 1 thành viên về việc mở VPĐD;
  • Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh về việc mở VPĐD;
  • Quyết định và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
  • Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục (nếu người đại diện theo pháp luật không trực tiếp thực hiện);
  • Bản sao hợp lệ CCCD/Hộ chiếu của người được ủy quyền.

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện

Nộp hồ sơ: Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ theo 2 cách sau:

  • Cách 1: Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KHĐT tỉnh/thành phố nơi đặt văn phòng đại diện
  • Cách 2: Nộp hồ sơ online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng.

Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong vòng 3 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, Phòng Đăng ký kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trả kết quả:

  • Hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện cho doanh nghiệp.
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.

Lưu ý:

  • Tên văn phòng đại diện phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện. Ví dụ: Văn phòng đại diện Công ty cổ phần 789.
  • Tại Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương chỉ nhận hồ sơ online, không nhận hồ sơ giấy.

Những việc cần làm sau khi thành lập văn phòng đại diện

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, doanh nghiệp cần làm những việc sau:

  • Treo bảng hiệu văn phòng đại diện tại địa chỉ đăng ký;
  • Khắc con dấu văn phòng đại diện;
  • Nộp tờ khai lệ phí môn bài trước ngày 30/01 năm sau năm thành lập;
  • Nộp lệ phí môn bài: Doanh nghiệp thành lập sau ngày 25/05/2020 được miễn lệ phí môn bài năm đầu thành lập. Trong thời gian được miễn lệ phí môn bài nếu thành lập VPĐD thì VPĐD cũng được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên, từ năm thứ 2 trở đi đóng thuế môn bài 1.000.000đ/năm. Thời hạn nộp lệ phí môn bài là ngày 30/01 hàng năm.

Một số câu hỏi thường gặp khi thành lập văn phòng đại diện

Chỉ cần từ 5 – 7 ngày làm việc để Cenplus hoàn thành hồ sơ, thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại Sở KH&ĐT tỉnh và bàn giao giấy phép văn phòng đại diện cho doanh nghiệp.

3. Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện gồm những gì?

Nếu sử dụng dịch vụ của Cenplus, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp: Mã số thuế công ty, địa chỉ đặt văn phòng đại diện, bản scan CCCD/Hộ chiếu của người đứng đầu văn phòng đại diện. Cenplus sẽ thay doanh nghiệp hoàn tất mọi thủ tục và bàn giao Giấy phép văn phòng đại diện đúng hạn.

4. Nộp hồ sơ thành lập văn phòng đại diện ở đâu?

Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KHĐT tỉnh/thành phố nơi đặt văn phòng đại diện hoặc nộp hồ sơ online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng.

5. Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện công ty cổ phần gồm những gì?

Thành phần hồ sơ gồm có: Thông báo thành lập VPĐD, bản sao hợp lệ CCCD/Hộ chiếu của người đứng đầu văn phòng đại diện, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục nếu có.

Liên hệ ngay: 0942487171 hoặc email: cenplus@gmail.com
Cenplus luôn sát cánh cùng doanh nghiệp

Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh

Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh – Trọn gói 1.000.000đ

Cenplus cung cấp dịch vụ thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh chỉ từ 1.000.000đ, hoàn tất thủ tục thay đổi tên công ty, địa chỉ trụ sở, tăng vốn điều lệ… sau 5 – 7 ngày, bàn giao giấy phép kinh doanh tận nơi, cam kết không phát sinh chi phí.

Nội dung chính:

  1. Các trường hợp cần thay đổi giấy phép kinh doanh
  2. Bảng phí dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh
  3. Thời gian hoàn thành thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh
  4. Thông tin doanh nghiệp cần cung cấp
  5. Cenplus thực hiện dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh như thế nào?
  6. 7 lý do doanh nghiệp nên thay đổi giấy phép kinh doanh tại Cenplus
  7. Một số câu hỏi thường gặp khi thay đổi giấy phép kinh doanh

Các trường hợp cần thay đổi giấy phép kinh doanh

Thay đổi đăng ký kinh doanh là thủ tục pháp lý doanh nghiệp thường xuyên thực hiện để đáp ứng nhu cầu kinh doanh và phù hợp với yêu cầu thị trường, đối tác.

Doanh nghiệp thường thay đổi các thông tin như: Tên công ty, địa chỉ trụ sở, thay đổi thành viên/cổ đông, người đại diện theo pháp luật, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh…

Bảng phí dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh

Xuất phát từ nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp, Cenplus cung cấp những dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh với chi phí trọn gói (đã bao gồm lệ phí nhà nước) áp dụng trên toàn hệ thống.

BẢNG PHÍ DỊCH VỤ THAY ĐỔI GIẤY PHÉP KINH DOANH TẠI QUỐC VIỆT

(Đã bao gồm lệ phí nhà nước và phí dịch vụ)

Dịch vụ Phí dịch vụ trọn gói Kết quả
Dịch vụ thay đổi tên công ty 1.450.000đ GPKD +con dấu mới
Dịch vụ thay đổi địa chỉ công ty cùng quận 1.000.000đ GPKD mới
Dịch vụ thay đổi địa chỉ công ty khác quận 1.450.000đ GPKD +con dấu mới
Dịch vụ thay đổi người đại diện pháp luật 1.000.000đ GPKD mới
Dịch vụ thay đổi, tăng vốn điều lệ 1.000.000đ GPKD mới
Dịch vụ thay đổi thành viên công ty TNHH 1.200.000đ GPKD mới
Dịch vụ thay đổi cổ đông công ty cổ phần 1.000.000đ Hồ sơ thay đổi cổ đông đúng quy định pháp luật
Dịch vụ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp Thỏa thuận GPKD +con dấu mới
Dịch vụ thay đổi các thông tin số điện thoại, email, fax, website… 1.000.000đ GPKD mới
Dịch vụ thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh 1.000.000đ Giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

Thời gian hoàn thành thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh

Tổng thời gian để Cenplus hoàn thành dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và bàn giao giấy phép kinh doanh chỉ từ 5 – 7 ngày làm việc. Cụ thể:

  • 1 ngày để Cenplus tư vấn thông tin thay đổi, soạn hồ sơ và trình doanh nghiệp ký;
  • 3 – 5 ngày để Sở KH&ĐT xét duyệt và cấp GPKD mới;
  • 1 ngày để Cenplus bàn giao GPKD + con dấu (nếu có) tận nơi cho doanh nghiệp.

Liên hệ ngay: 0942487171 hoặc email: cenplus@gmail.com
Cenplus luôn sát cánh cùng doanh nghiệp

Thông tin doanh nghiệp cần cung cấp

Khi sử dụng dịch vụ thay đổi GPKD của Cenplus, doanh nghiệp cần cung cấp các thông tin sau:

  • Bản chụp/scan GPKD mới nhất của doanh nghiệp;
  • Những thông tin dự kiến thay đổi trên GPKD;
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu đối với dịch vụ thay đổi người đại diện theo pháp luật, thay đổi thành viên góp vốn, thay đổi cổ đông sáng lập, thay đổi chủ sở hữu.

Cenplus thực hiện dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh như thế nào?

Quy trình thay đổi giấy phép kinh doanh tại Cenplus:

  • Tư vấn, kiểm tra các nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh: kiểm tra tên, ngành nghề kinh doanh…
  • Soạn thảo bộ hồ sơ đầy đủ: Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, các quyết định, biên bản họp, giấy ủy quyền, các giấy tờ liên quan khác.
  • Trình doanh nghiệp ký hồ sơ tận nơi.
  • Nộp hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh tại Sở KH&ĐT.
  • Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp và nhận kết quả.
  • Đại diện doanh nghiệp thực hiện thủ tục liên quan (nếu có): về con dấu, về thuế…
  • Bàn giao giấy phép kinh doanh, con dấu (nếu có) tận nơi.

7 lý do doanh nghiệp nên thay đổi giấy phép kinh doanh tại Cenplus

  1. Tiết kiệm thời gian, không cần đi lại nhiều.
  2. Tối ưu chi phí với trọn gói dịch vụ, cam kết không phát sinh.
  3. Hồ sơ cung cấp đơn giản.
  4. Thủ tục, quy trình nhanh chóng.
  5. An tâm với các phát sinh trong quá trình làm hồ sơ.
  6. Được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
  7. Sử dụng các dịch vụ đi kèm với chi phí ưu đãi.

Khi lựa chọn Cenplus, doanh nghiệp không chỉ nhận được lợi ích từ dịch vụ mà còn có một người bạn đồng hành bền vững trong tương lai.

Nếu doanh nghiệp còn thắc mắc hay cần tư vấn về dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh, vui lòng liên hệ Cenplus để được chuyên viên pháp lý hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Liên hệ ngay: 0942487171 hoặc email: cenplus@gmail.com
Cenplus luôn sát cánh cùng doanh nghiệp

Một số câu hỏi thường gặp khi thay đổi giấy phép kinh doanh

1. Chi phí dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh tại Cenplus?

Chi phí dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh của Cenplus là phí trọn gói từ 1.000.000đ, đã bao gồm phí nhà nước và phí dịch vụ, cam kết không phát sinh bất kỳ chi phí nào khác.

2. Mất bao lâu để thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh?

Chỉ trong 5 – 7 ngày, Cenplus sẽ hoàn thành mọi thủ tục và bàn giao GPKD, con dấu mới (nếu có) tận nhà miễn phí cho doanh nghiệp. Liên hệ hotline 0942487171 để được tư vấn chi tiết.

3.Thay đổi đăng ký kinh doanh cần cung cấp những thông tin gì?

Khi đăng ký dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh tại Cenplus, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp 3 thông tin sau:

  • Bản chụp/scan GPKD mới nhất của doanh nghiệp;
  • Những thông tin dự kiến thay đổi trên GPKD;
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu đối với trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật, thành viên, cổ đông.

4.Có cần thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp không?

Có. Khi có thay đổi các thông tin như tên, địa chỉ công ty, ngành nghề kinh doanh, người đại diện pháp luật, doanh nghiệp phải thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong vòng 10 ngày kể từ ngày thay đổi (theo quy định tại Khoản 2, Điều 30, Luật Doanh nghiệp 2020).

5.Thay đổi ngành nghề kinh doanh được không?

Có. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh mới hoặc xóa bỏ những ngành nghề không cần thiết. Việc thay đổi ngành nghề kinh doanh không làm ảnh hưởng đến nội dung trên giấy phép kinh doanh. Sau khi hoàn tất thủ tục, doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh.


Liên hệ ngay: 0942487171 hoặc email: cenplus@gmail.com
Cenplus luôn sát cánh cùng doanh nghiệp