Hỗ trợ về đào tạo có chịu thuế GTGT …

Dịch vụ về đào tạo liệu có chịu thuế GTGT hay không và mức đóng thuế bao nhiêu là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trên thực tế, đào tạo và giáo dục là lĩnh vực về kinh doanh có nguồn lợi nhuận ổn định và cao. Pháp luật tại Việt Nam cũng giành những quy định về thuế GTGT riêng cho nhóm ngành này. Do đó, để hiểu hơn về thuế GTGT cho lĩnh vực đào tạo hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

1.   Đào tạo có thuôc dịch vụ chịu thuế GTGT hay không?

Căn cứ vào điều 5 tại luật Thuế GTGT năm 2008 quy định về: “Dạy nghề, dạy học theo như quy định từ luật pháp là đối tượng không chịu thuế GTGT”.

Ngoài ra, nếu dựa vào khoản 13 tại điều 4 thuộc Thông tư số 219/2013/ TT – BTC hướng dẫn hoạt động dạy nghề, dạy học là các trường hợp không phải chịu thuế GTGT như dưới đây:

  • Dạy nghề, dạy học theo như quy định pháp luật gồm cả việc dạy tin học, dạy hát, nhạc, ngoại ngữ, múa, hội hoạ, thể thao, thể dục, kịch, xiếc; dạy nuôi trẻ, dạy những nghề nghiệp khác để bồi dưỡng, đào tạo nâng cao về trình độ chuyên môn, kiến thức nghề nghiệp, văn hoá.
  • Trường hợp những điểm dạy học, đào tạo các cấp, khối từ cấp mầm non tới THPT có thu tiền đón đưa vận chuyển các học sinh, tiền ăn và những khoản thu khác theo hình thức chi hộ, thu hộ thì tiền đón đưa vận chuyển các học sinh cùng những khoản chi hộ, thu hộ này cũng nằm trong đối tượng miễn thuế.
  • Các khoản thu liên quan tới nội trú sinh viên, học sinh, học viên và hoạt động dạy, đào tạo (gồm có tổ chức thi, cấp chứng chỉ ở quy trình dạy, đào tạo) được cung cấp từ cơ sở dạy, đào tạo nằm trong đối tượng miễn thuế GTGT. Trong trường hợp, nơi đào tạo tổ chức gián tiếp việc đào tạo và chỉ tiến hành thi và cấp các chứng chỉ ở quy trình đào tạo thì hoạt động thi, cấp các chứng chỉ sẽ nằm trong đối tượng miễn thuế GTGT. Với trường hợp mà cung cấp các gói dịch vụ thi, cấp chứng chỉ không nằm trong quy trình dạy, đào tạo thì sẽ thuộc đối tượng phải chịu thuế giá trị gia tăng.

Cùng đó, theo thông tư số 219/2013/ TT-BTC đã quy định thuế GTGT ở đầu vào dịch vụ, hàng hoá không phải chịu thuế GTGT theo như hướng dẫn ở điều 4 thông tư không khấu trừ, trừ các trường hợp như:

  • Thuế GTGT của những dịch vụ, hàng hoá mà đơn vị kinh doanh đấy mua để thực hiện kinh doanh sản xuất, dịch vụ, hàng hóa cung cấp đến cho cá nhân, tổ chức nước ngoài nhằm viện trợ cho nhân đạo và viện trợ không trả lại được khấu trừ hết.
  • Thuế GTGT đầu vào dịch vụ, hàng hoá được dùng cho những hoạt động thăm dò, tìm kiếm cùng phát triển các mỏ khí dầu tới ngày đầu tiên sản xuất, khai thác được khấu trừ hoàn toàn.

2.   Quy định về khấu trừ thuế GTGT đầu vào

Theo như điểm a tại Khoản 9 của Điều 1 thuộc thông tư số 26/2015/TT-BTC quy định:

Thuế GTGT (giá trị gia tăng) đầu vào dịch vụ hàng hoá (bao gồm tài sản được cố định) dùng đồng thời trong việc kinh doanh, sản xuất dịch vụ, hàng hoá không phải chịu thuế, chịu thuế GTGT sẽ chỉ nhận được khấu trừ mức thuế GTGT đầu vào ở dịch vụ, hàng hoá sử dụng trong việc kinh doanh, sản xuất dịch vụ, hàng hoá chịu thuế giá trị gia tăng.

Qua đó, doanh nghiệp sẽ chỉ khấu trừ thuế GTGT đầu vào dịch vụ, hàng hoá sử dụng trong kinh doanh, sản xuất hàng hoá.

Như vậy, công ty có dạy học, dạy nghề như quy định pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì hoạt động này trong đối tượng không cần chịu thuế GTGT. Đồng thời sẽ không được khấu trừ thuế ở đầu vào như những căn cứ về pháp lý phía trên.

Nếu như bạn đang gặp bất kỳ băn khoăn nào về thuế GTGT thì đừng quên đến với dịch vụ của chúng tôi. Đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ giúp khách hàng giải đáp mọi vấn đề có liên quan tới lĩnh vực thuế một cách nhanh chóng, tối ưu được chi phí.

Hướng dẫn tính thuế GTGT hàng xuất kh …

Tính thuế GTGT hàng xuất khẩu như thế nào là việc quan trọng mà các kế toán viên tại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu cần nắm rõ. Tuỳ vào từng đặc điểm của lô hàng mà bạn sẽ phải đóng ở mức thuế GTGT khác nhau. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn căn cứ tính thuế xuất khẩu và phương pháp tính thuế GTGT đơn giản, dễ hiểu nhất.

1.   Các loại hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu

1.1. Hàng xuất khẩu bao gồm

  • Hàng xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả uỷ thác xuất khẩu.
  • Hàng hoá được bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính phủ hoặc cửa hàng miễn thuế.
  • Hàng hoá bán mà địa điểm giao nhận ngoài khu vực lãnh thổ Việt Nam.
  • Những phụ tùng, vật tư thay thế với mục đích sửa chữa cho bên nước ngoài và tiêu dùng ngoài lãnh thổ Việt.
  • Hàng hoá được gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật thương mại về mua bán hàng hóa quốc tế.
  • Hàng xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật.
  • Hàng xuất khẩu với mục đích tiêu thụ trong các hội chợ hoặc triển lãm nước ngoài.

1.2. Dịch vụ xuất khẩu bao gồm.

  • Dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân tiêu dùng ở nước ngoài.
  • Dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân tiêu dùng trong khu phi thuế quan.
  • Dịch vụ vận tải quốc tế.
  • Dịch vụ hàng không, hàng hải cung cấp trực tiếp cho tổ chức bên ngoài Việt Nam, có hoặc không thông qua đại lý.
  • Những dịch vụ bao gồm xây dựng, lắp đặt cho công trình ở nước ngoài.

2.   Căn cứ tính thuế xuất khẩu

Để tính GTGT xuất khẩu, cần căn cứ theo những yếu tố sau:

  • Số lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được ghi ở tờ khai hàng xuất khẩu.
  • Giá tính số thuế.
  • Thuế suất của mặt hàng chịu thuế theo quy định.

2.1. Giá tính số thuế xuất khẩu

Đây là căn cứ quan trọng trong tính thuế GTGT. Chúng ta có những quy định sau cần lựa chọn áp dụng khi tính giá:

  • Giá để tính thuế xuất khẩu chính là mức giá bán cho khách hàng ở cửa khẩu, không tính chi phí trong vận tải cùng bảo hiểm.
  • Nếu hàng xuất khẩu có đủ hợp đồng về mua bán cùng chứng từ đúng với giá thuế sẽ được cụ thể hoá theo như hợp đồng.
  • Đối với hàng xuất khẩu theo phương pháp khác hay giá ghi trong hợp đồng thấp hơn giá bán thực tế tối thiểu ở cửa khẩu, biểu giá khi đó sẽ được Chính phủ hiện hành quy định.
  • Giá tính số thuế xuất khẩu theo đơn vị đồng của Việt Nam. Tiền ngoại tệ sẽ quy đổi sang Việt Nam đồng sẽ dựa trên tỷ giá khi mua được Ngân hàng công bố.

2.2. Thuế suất xuất khẩu

Mức thuế suất về xuất khẩu đã quy định rõ trong mỗi mặt hàng ở Biểu thuế về xuất khẩu được ban hành bởi Bộ tài chính. Biểu thuế dùng thuế suất theo phần trăm và phân biệt với từng mặt hàng.

2.3. Số lượng hàng xuất khẩu

Số lượng hàng xuất khẩu thực tế sẽ được căn cứ như trên tờ khơ mà cơ sở xuất khẩu hàng hoá nộp cho cơ quan hải quan.

3.   Hướng dẫn cách tính thuế GTGT xuất khẩu

3.1. Mặt hàng được áp dụng thuế theo số phần trăm

Công thức: A = B x C x D

Với:

  • A: số tiền thuế GTGT phải nộp.
  • B: Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi ở tờ khai hải quan.
  • C: Giá tính số thuế tính trên một đơn vị hàng hoá.
  • D: Thuế suất của từng mặt hàng.

3.2. Mặt hàng được áp dụng mức thuế tuyệt đối

Công thức:  A = B x F.

Với:

  • F: mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị.

Lưu ý: mức thuế cần nộp đối với mỗi mặt hàng sẽ phải căn cứ theo cấu tạo, tính chất hàng xuất khẩu, áp dụng theo 6 quy tắc để phân loại thuộc Phụ lục 2 ban hành đi kèm Thông tư 103/2015/TT-BTC từ Bộ Tài chính.

Trên đây là những thông tin quan trọng để giúp bạn có thể hiểu hơn về cách tính thuế GTGT cho hàng hoá xuất khẩu. Để tránh mất thời gian và đảm bảo độ chính xác cao bạn hãy tham khảo ngay dịch vụ hỗ trợ tính toán và kê khai thuế của đơn vị chúng tôi.

Hướng dẫn tính thuế giá trị gia tăng h …

Thuế GTGT hàng nhập khẩu đóng vai trò cùng mục đích vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế. Vì thế, việc nắm được quy định cùng cách tính thuế GTGT hàng nhập khẩu là việc cực kỳ cần thiết với doanh nghiệp. Và để giúp doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan hơn về việc tính thuế GTGT hàng nhập khẩu, cùng lăn chuột theo dõi ngay bài viết dưới đây.

1.   Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu và những thông tin cần biết

Khái niệm

Thuế GTGT hàng nhập khẩu là thuế đánh vào hàng hoá mua tại một quốc gia và được nhập khẩu tới quốc gia khác. Ở Việt Nam, thuế GTGT hàng nhập khẩu chính là số thuế tính theo tổng giá trị lô hàng được nhập khẩu. Trong đó đã gồm: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường.

 

Thuế GTGT hàng nhập khẩu chính là một nguồn thu ngân sách, cũng là công cụ đề điều tiết các chính sách về thương mại nhằm bảo vệ những ngành sản xuất ở trong nước, làm nên sự công bằng ở hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp ngoài nước và trong nước. Đây là một loại thuế quan trọng và cơ bản mà những doanh nghiệp/ công ty cần phải chú trọng tới.

Đối tượng phải chịu thuế và nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu

Đối tượng phải chịu thuế GTGT hàng nhập khẩu

Với các hàng hóa được nhập khẩu, các đối tượng phải chịu thuế GTGT chính là mặt hàng nhập khẩu sử dụng trong kinh doanh, tiêu dùng và sản xuất tại Việt Nam được cho phép nhập khẩu từ khu chế xuất nhập khẩu hay qua đường biên giới ở Việt Nam để đi vào thị trường nội địa, ngoại trừ những đối tượng hiện không nằm trong diện chịu thuế GTGT theo như quy định pháp luật.

Đối tượng phải nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu

Đó là những cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu chịu thuế tại Việt Nam, trong đó không phân biệt về hình thức kinh doanh, ngành nghề và những tổ chức khác đang nhập khẩu mặt hàng chịu thuế.

2.   Hướng dẫn cách tính thuế GTGT hàng nhập khẩu

Với thuế GTGT hàng nhập khẩu, chúng sẽ được các định theo thuế suất và giá trị tính thuế GTGT hàng nhập khẩu. Công thức để tính như sau:

Thuế GTGT (giá trị gia tăng) = (Giá nhập khẩu ở cửa khẩu + Thuế TTĐB + Thuế NK + Thuế BVMT) x Thuế suất của thuế GTGT nhập khẩu

Trong trường hợp dịch vụ, hàng hóa khi nhập khẩu đã được giảm, miễn thuế thì công thức bên trên sẽ có thể tính được mức thuế được giảm, miễn.

Chẳng hạn doanh nghiệp A có nhập lô thuốc lá từ bên nước ngoài. Mức giá tại cửa khẩu khi nhập khẩu là 5.000 USD. Tỷ giá tính thuế hàng xuất nhập khẩu tương đương 1 USD = 23.000 VNĐ. Mức thuế thuốc lá nhập khẩu là 100%. Mức thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng với hàng hoá này là 60%. Mặt hàng thuốc là không phải chịu mức thuế BVMT.

Thuế GTGT hàng nhập khẩu ở doanh nghiệp xác định cụ thể như sau:

Mức giá thành khi nhập khẩu tại cửa khẩu quy đổi bằng: 5.000 x 23.000 = 115.000.000 VNĐ

Thuế NK = 115.000.000 x  100% = 115.000.000 VNĐ

Thuế TTĐB (tiêu thụ đặc biệt) = (Thuế NK + Giá NK) x Thuế suất thuế TTĐB = (115.000.000 + 115.000.000) x 60% = 138.000.000 VNĐ

Giá tính số thuế GTGT =  Thuế NK, + Giá NK + Thuế TTĐB = 115.000.000 + 115.000.000 + 138.000.000 = 368.000.000 VNĐ.

Thuế GTGT tại khâu nhập khẩu = Thuế suất x Giá tính thuế GTGT =  368.000.000 x 10% = 36.800.000 VNĐ

3.   Điều kiện khấu trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu

Điều kiện thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ bao gồm:

  • Tờ khai hay hợp đồng hải quan nhập khẩu.
  • Chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu (chẳng hạn là biên lai đã nộp thuế ở cảng hay giấy nộp tiền đến ngân sách của nhà nước).
  • Chứng từ thanh toán không sử dụng tiền mặt (chẳng hạn là uỷ nhiệm chi, giấy báo nợ, sổ phụ ngân hàng).

Thông tin trên đây chúng tôi đã hướng dẫn đến bạn các tính thuế GTGT hàng nhập khẩu. Ngay khi có băn khoăn, thắc mắc liên quan đến thuế GTGT hàng nhập khẩu thì đừng quên liên hệ tới đơn vị cúng tôi để nhận được tư vấn, hỗ trợ miễn phí.

Hướng dẫn kết chuyển thuế GTGT (giá tr …

Kết chuyển thuế GTGT được biết tới là việc bắt buộc định kỳ của các nhân viên lĩnh vực kế toán thuế ở doanh nghiệp. Kế toán hàng tháng sẽ phải cân đối về hoá đơn đầu ra, hoá đơn đầu vào dựa theo bảng thuế suất nhằm lập lên tờ khai thuế GTGT. Tiếp đó sẽ thực hiện công việc kết chuyển thuế GTGT khấu trừ ở kỳ sau hoặc mức thuế GTGT cần nộp. Cụ thể cách để kết chuyển thuế GTGT vào cuối kỳ thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin chi tiết ngay dưới đây!

1.   Vì sao cần phải kết chuyển thuế GTGT

Hình thức kết chuyển GTGT được dùng với mục đích để cho tài khoản 3331 hay 1331 không có số dư nữa. Nếu tài khoản đấy phát sinh của bên nợ sẽ tiến hành kết chuyển vào tài khoản đấy ghi vào bên có.

Nhằm có được số tiền để đưa đến ghi nhận giao dịch kết chuyển, cần phải so sánh tài khoản 3331 và 133, qua đó bạn sẽ có được tài khoản với mức tiền thấp hơn.

Khi đã kết chuyển thì bạn cần phải kiểm tra dữ liệu xem có chính xác hay không bằng việc xem số dư nợ ở tài khoản số 133 trong phần mềm về kế toán với chỉ tiêu số 43 ngay ở HTKK không. CÒn nếu không bạn cần phải kiểm tra, điều chỉnh tới khi thích hợp.

2.   Cần lưu ý gì khi tiến hành kết chuyển thuế GTGT?

Chỉ các doanh nghiệp đã nộp tiền thuế GTGT bằng cách khấu trừ thì mới tiến hành việc kết chuyển thuế GTGT. Đây là sự bù trừ mức thuế GTGT ở đầu vào của doanh nghiệp đã khấu trừ với thuế GTGT ở đầu ra mà doanh nghiệp cần nộp.

  • Nếu như đầu vào thấp hơn ở đầu ra thì khấu trừ toàn bộ ở đầu vào, từ đó suy ra được mức chênh lệch cần nộp.
  • Nếu như đầu vào cao hơn ở đầu ra thì khấu trừ toàn bộ ở đầu ra. Từ đó suy ra mức chênh lệch sau khấu trừ chuyển đến kỳ sau để khấu trừ tiếp.

3.   Những bước tiến hành kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ

Bước 1: Cần xác định thuế GTGT ở đầu ra cần nộp.

Mức thuế GTGT ở đầu ra cần nộp = Mức phát sinh trong kỳ có TK số 3331 – mức phát sinh trong kỳ nợ TK số 3331.

(Mức phát sinh số nợ ở trong kỳ là các trường hợp mặt hàng bán ra bị trả về, hàng bán giảm giá, giá điều chỉnh,…không gồm mức thuế GTGT được nộp ở kỳ trước).

Bước 2: Nắm được số thuế GTGT ở đầu vào đã khấu trừ.

Mức thuế GTGT ở đầu vào khấu trừ cuối kỳ = số dư nợ đầu kỳ TK 133 + Phát sinh trong kỳ nợ TK số 133 – Số phát sinh trong kỳ có TK số 133.

(Con số này là số chưa tiến hành ghi nhận giao dịch kết chuyển thuế GTGT).

Bước 3: Tiến hành đối chiếu mức thuế GTGT ở đầu ra cần nộp cùng mức thuế GTGT ở đấu vào đã khấu trừ.

TH 1: Nếu như số thuế GTGT ở đầu ra cần nộp > số thuế GTGT ở đầu vào khấu trừ thì sẽ kết chuyển hết phần thuế GTGT ở đầu vào đã khấu trừ.

Ghi nhận giao dịch khi kết chuyển: Có TK số 133/ Nợ TK số 3331: Mức thuế GTGT tại đầu vào đã khấu trừ.

TH 2:  Nếu như mức thuế GTGT ở đầu ra cần nộp nhỏ hơn mức thuế GTGT ở đầu vào khấu trừ thì tiến hành kết chuyển hết mức thuế GTGT ở đầu ra cần nộp.

Ghi nhận giao dịch khi kết chuyển: Có TK số 133/ Nợ TK số 3331: Mức thuế GTGT đầu ra cần nộp.

Bước 4: Làm kiểm tra kết chuyển thuế GTGT giữa thuế và kế toán.

Trường hợp 1: Khi mức thuế GTGT ở đầu ra cần nộp cao hơn mức thuế GTGT ở đấu vào khấu trừ: Số dư ở cuối kỳ có TK số 3331 =  Số liệu tại chỉ tiêu 40 trong tờ khai thuế GTGT.

Trường hợp 2: Khi mức thuế GTGT ở đầu vào khấu trừ thấp hơn mức thuế GTGT tại đầu ra cần nộp: Số dư Nợ TK số 133 =  Số liệu trong chỉ tiêu 43 ở tờ khai thuế GTGT.

Hy vọng qua chia sẻ trên đây, bạn đã nắm cho mình được cách kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ. Nếu doanh nghiệp bạn đang gặp khó khăn, cần trợ giúp kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ đừng quên liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng, hiệu quả nhất.

Hướng dẫn cách tính thuế giá trị gia t …

Bạn đang tìm hiểu về hướng dẫn phương pháp tính thuế GTGT đầu vào và đầu ra dễ hiểu nhất có thể nhanh chóng đưa vào áp dụng? Vậy hãy để chúng tôi cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất cũng như cốt lõi nhất về 2 phương pháp tính thuế GTGT đầu vào – đầu ra theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Bài viết dưới đây là nội dung cốt lõi bạn có thể tham khảo để nắm được thông tin.

1.   Tìm hiểu về thuế GTGT

Thuế GTGT được viết tắt là VAT là một loại của thuế gián thu được đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Như vậy, việc đánh thuế sẽ chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm chứ không phải đối với toàn bộ hàng hoá, dịch vụ. Thuế GTGT sẽ được nộp đến ngân sách của Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ.

Hầu hết mọi đối tượng trong xã hội sẽ chịu thuế GTGT. Với những trường hợp cần khuyến khích tiêu dùng và hoặc hạn chế trẻ tiền thuế của người tiêu dùng, Nhà nước sẽ không đánh thuế hoặc đánh thuế với mức thuế suất thấp nhất.

 

Khi tính thuế GTGT ta cần xác định được thuế GTGT đầu vào và đầu ra. Đối với thuế GTGT đầu vào chính là số thuế được ghi trên hoá đơn đầu vào (liên đỏ) khi tiến hành mua hàng hoá, dịch vụ. Còn thuế GTGT đầu ra chính là số thuế được ghi trên hóa đơn đầu ra (liên xanh hoặc tím) khi doanh nghiệp bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng.

2.   Phương pháp tính thuế GTGT đầu vào và đầu ra

2.1. Theo phương pháp khấu trừ

Phương pháp khấu trừ tính thuế GTGT sẽ được áp dụng đối với đơn vị kinh doanh sản xuất thực hiện đủ các chế độ về kế toán, hoá đơn và chứng từ theo như quy định của pháp luật bao gồm:

  • Đơn vị kinh doanh với doanh thu từ việc bán các hàng hóa, cung cấp dịch vụ hàng năm từ 1.000.000.000 VNĐ trở lên.
  • Đơn vị kinh doanh tự nguyện đăng ký áp dụng cách tính khấu trừ.
  • Cá nhân, tổ chức ở nước ngoài đang cung cấp những hàng hoá, dịch vụ nhằm tiến hành thăm dò, tìm kiếm, phát triển, khai thác khí dầu.
  • Chi nhánh doanh nghiệp vừa thành lập hay được thành lập bởi dự án doanh nghiệp đầu tư và doanh nghiệp hiện nộp thuế bằng phương pháp khấu trừ.

Để tính thuế GTGT đầu vào cùng đầu ra theo phương pháp khấu trừ, có thể áp dụng cách tính sau:

A = B – C

Với:

  • A : Mức thuế GTGT cần nộp theo cách khấu trừ thuế.
  • B : Mức thuế GTGT ở đầu ra.
  • C : Mức thuế GTGT ở đầu vào đã khấu trừ.

Theo đó:

  • B = D x E. Với D là giá tính thuế ở hàng hoá dịch vụ chịu thuế bán ra và E là thuế suất GTGT ở hàng hoá, dịch vụ đó.
  • C = tổng thuế GTGT được ghi trên hoá đơn mua các hàng hoá, dịch vụ hay tài sản cố định, theo chứng từ về nộp thuế GTGT

Vậy mức thuế GTGT phải nộp là: A = (D x E) – C

2.2. Theo cách trực tiếp

Phương pháp trực tiếp giá trị gia tăng áp dụng cho những trường hợp sau:

Trường hợp 1: Đơn vị kinh doanh hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý

Công thức: A = F x G.

Với:

  • F : GTGT ở hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra.
  • G: Thuế suất thuế áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ tương ứng đó.

Trong đó F được tính như sau:

  • H: Giá thanh toán hàng hoá, dịch vụ được bán ra.
  • I: Giá thanh toán hàng hoá, dịch vụ đã mua vào.

Tóm lại ta có 2 phương pháp tính thuế GTGT đầu vào và đầu ra. Căn cứ vào từng đối tượng áp dụng, đặc điểm của từng DN mà có phương pháp tính thuế khác nhau.

Trên đây là những thông tin cơ bản về tính thuế GTGT đầu vào và đầu ra mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Là một công ty cung cấp dịch vụ kế toán chuyên nghiệp, trình độ cao, chúng tôi rất tự tin có thể tư vấn, hỗ trợ khách hàng khi tính thuế GTGT. Để nhận được sự trợ giúp, khách hàng hãy liên hệ đến với đơn vị theo số hotline.

Hướng dẫn 2 phương pháp tính thuế giá …

Thuế GTGT hay còn được gọi là thuế VAT là loại thuế phổ biến mà mọi doanh nghiệp hay hộ cá nhân kinh doanh cần phải thực hiện nộp thuế theo đúng với quy định hiện hành. Hiện nay có 2 phương pháp để tính thuế GTGT đó là phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp. Nếu bạn muốn tham khảo hướng dẫn 2 phương pháp tính thuế GTGT này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1.   Cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Với cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ chúng ta có công thức:

Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra (1) – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

Trong đó:

  • Số thuế GTGT đầu ra: chính là tổng số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra được ghi trên hoá đơn GTGT = Giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra x thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó.
  • Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hoá nhập khẩu.

Hướng dẫn cách tính thuế này được áp dụng đối với những doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật với mức doanh thu hằng năm đạt từ 1.000.000.000 VNĐ trở lên hoặc cũng có thể tự nguyện áp dụng.

2.   Cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

2.1. Đối với doanh nghiệp thông thường

Phương pháp này áp dụng cho doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ và không tự nguyện đăng ký tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế hay thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ.

Công thức tính: Số thuế GTGT = tỷ lệ % x doanh thu.

Trong đó:

  • Tỷ lệ % của phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp được quy định theo từng hoạt động cụ thể. Đối với phân phối, cung cấp hàng hoá là 1%, dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu là 5%, sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu 3%, hoạt động kinh doanh khác 2%.
  • Doanh thu: là tổng số tiền có được từ việc bán hàng hoá, dịch vụ thực tế được ghi trên hoá đơn bán hàng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT.

Lưu ý: nếu đơn vị kinh doanh có doanh thu bán hàng, cung ứng dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và có doanh thu hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ % trên doanh thu.

2.2. Đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý

Công thức tính: Số thuế GTGT = Giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế GTGT.

Trong đó:

  • Giá trị gia tăng được xác định bằng việc lấy giá bán ra trừ (-) giá mua vào tương ứng.
  • Giá bán ra là giá thanh toán được ghi trên hoá đơn bán hàng, bao gồm tiền công chế tác (nếu có), thuế GTGT và các khoản phụ phí, phí thu thêm mà người bán được hưởng.
  • Giá mua vào là giá được xác định bằng trị giá mua vào hoặc nhập khẩu đã có thuế GTGT dùng cho mua bán tương ứng.

Lưu ý:

  • Trong trường hợp, giá trị gia tăng âm sẽ được tính bù vào giá trị gia tăng dương trong quý.
  • Trường hợp, nếu không phát sinh ra giá trị tăng dương hay giá trị tăng dương không đủ để bù trừ hết giá trị tăng âm, sẽ được kết chuyển và trừ vào giá trị gia tăng trong kỳ của năm sau. Khi kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm sẽ không được chuyển tiếp sang năm sau.

3.   Dịch vụ hỗ trợ tính thuế GTGT cho doanh nghiệp

Hiểu được những khó khăn trong việc thực hiện tính và kê khai thuế giá trị gia tăng, đơn vị chúng tôi cung cấp dịch vụ hỗ trợ kê khai thuế GTGT cho khách hàng. Trong đó, khi sử dụng dịch vụ bạn sẽ nhận được:

  • Tư vấn cho doanh nghiệp những quy định liên quan đến pháp luật về thuế GTGT, kê khai thuế GTGT.
  • Tư vấn thủ tục, chuẩn bị hồ sơ để kê khai thuế GTGT.
  • Thực hiện báo cáo, kê khai thuế GTGT cho doanh nghiệp tại cơ quan thuế và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Để biết được thêm thông tin chi tiết về dịch vụ hỗ trợ, hướng dẫn tính và kê khai thuế GTGT cho doanh nghiệp của chúng tôi, hãy kết nối với đơn vị thông qua số đường dây nóng. Chúng tôi sẽ cung cấp chính xác và trung thực dịch vụ này cho khách hàng để có được hiểu biết đúng đắn nhất.

Hỗ trợ kê khai thuế ban đầu cho doanh ng …

Dịch vụ kê khai thuế ban đầu của chúng tôi đã và được được hàng ngành khách hàng tại TPHCM tin tưởng, chọn lựa như là giải pháp hoàn hảo giúp tối ưu được chi phí cho doanh nghiệp. 99% khách hàng cảm thấy hài lòng khi hợp tác cùng với đơn vị chúng tôi.

Đôi nét về dịch vụ kê khai thuế ban đầu

Theo như quy định, trong thời hạn 10 ngày tính từ thời gian đã được cấp giấy phép kinh doanh, công ty, doanh nghiệp sẽ cần tiến hành thực hiện thủ tục kê khai thuế ban đầu đến cơ quan quản lý thuế ở trụ sở của doanh nghiệp. Hầu hết những Chi cục thuế hiện nay đều nhận bản hồ sơ khai thuế trực tuyến. Và để thực hiện làm thủ tục khai thuế ban dầu trực tuyến, doanh nghiệp cần có chữ ký số.

Những công việc dịch vụ kê khai thuế ban đầu của chúng tôi đảm trách

  • Lập quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng.
  • Kê khai tờ khai thuế môn bài.
  • Hỗ trợ đặt mua chữ ký số, đăng ký tờ khai thuế điện tử.
  • Đăng ký nộp thuế điện tử.
  • Làm thủ tục để thông báo phát hành hoá đơn điện tử.
  • Mở tài khoản ngân hàng và thông báo dùng tài khoản ngân hàng đến Sở kế hoạch và đầu tư.
  • Hỗ trợ làm dấu chức danh, biển công ty.
  • Kê khai thuế theo hàng tháng/ quý, hồ sơ bảo hiểm, sổ sách.
  • Lập và nộp đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định.

Hồ sơ khai thuế ban đầu gồm:

  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc (3 bản).
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 3 bản (sao y bản chính).
  • Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng hay người phụ trách kế toán (3 bản).
  • CMND/CCCD của người đại diện về pháp luật có công chứng (3 bản).
  • CMND kế toán trưởng hay người phụ trách kế toán (3 bản).
  • Mẫu 08/GTGT tờ khai thông tin đăng ký thuế.
  • Mẫu 06/GTGT về việc đăng ký phương pháp tính thuế.
  • Tờ khai lệ phí môn bài bản sao và giấy nộp tiền đến ngân sách nhà nước.
  • Công văn đăng ký hình thức dùng kế toán và hoá đơn.
  • Bảng đăng ký trích khấu hao về tài sản cố định nếu có.

Lý do nên dùng dịch vụ kê khai thuế ban đầu của đơn vị chúng tôi

Tối ưu hoá chi phí

Dùng dịch vụ kê khai thuế ban đầu của chúng tôi có thể giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đáng kể lên tới 60% so với việc tự tuyển nhân viên kê khai thuế cố định. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp cắt giảm được những khoản chi phí phúc lợi, phụ cấp hay bảo hiểm,…

Đảm bảo sự chuyên nghiệp

Dịch vụ kê khai thuế ban đầu của chúng tôi thực hiện bởi các chuyên viên kinh nghiệm dày dặn và có trình độ về chuyên môn cao. Đơn vị chúng tôi cũng đã tiếp nhận nhiều trường hợp ngoài thực tế, vì thế có thể xử lý được hiệu quả, nhanh chóng những vấn đề đang phát sinh ở doanh nghiệp. Đồng thời đơn vị cũng sẽ mang tới cho khách hàng các tư vấn hữu ích nhất, thích hợp theo quy định pháp luật. Qua đó sẽ nâng cao được hiệu quả khi hoạt động cùng năng lực cạnh tranh ở doanh nghiệp.

Cam kết từ đơn vị chúng tôi

  • Thực hiện đúng, đầy đủ và đảm bảo tiến độ những công việc đã được thỏa thuận ở trong bản hợp đồng.
  • Bảo đảm được chất lượng cùng hiệu quả công việc.
  • Đơn vị sẽ trực tiếp nhận chứng từ vì thế khách hàng sẽ không cần mất thời gian di chuyển chứng từ.
  • Chịu trách nhiệm với mọi báo cáo, hồ sơ và công việc mà đơn vị thực hiện.
  • Bảo mật thông tin kê khai thuế của khách hàng tuyệt đối, kể cả khi đã kết thúc hợp đồng.
  • Hơn hết chúng tôi luôn hỗ trợ tư vấn miễn phí về kế toán – thuế cho khách hàng/ doanh nghiệp trong suốt quá trình cung cấp gói dịch vụ kê khai thuế ban đầu.
  • Mức phí cùng thời gian thực hiện dịch vụ kê khai thuế ban đầu cũng như các dịch vụ khác tại đơn vị là đủ – đúng – hiệu quả – chính xác.

Nếu như bạn đang cần được tư vấn chi tiết hay có mong muốn tìm hiểu thêm về dịch vụ kê khai thuế ban đầu, hãy kết nối ngay với tư vấn viên của chúng tôi theo số hotline dưới đây. Đội ngũ tư vấn viên luôn sẵn lòng giải đáp mọi băn khoăn của khách hàng.

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được phép …

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được phép khấu trừ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nguồn thu ngân sách Nhà nước. Đây cũng là thuật ngữ được dùng thường xuyên với nghiệp vụ kế toán. Vậy thuế giá trị gia tăng được khấu trừ được hiểu thế nào? Cách tính chi tiết ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nội dung phía dưới đây để tìm được lời giải đáp chính xác nhé!

1.   Hiểu đúng về loại thuế giá trị gia tăng được phép khấu trừ

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được phép khấu trừ là thuế giá trị gia tăng đầu vào của dịch vụ – hàng hoá sử dụng cho mục đích kinh doanh dịch vụ, hàng hoá chịu thuế theo như quy định pháp luật. Trường hợp thuế GTGT (GTGT) của dịch vụ – hàng hoá bị hư hỏng sẽ không nhận được bồi thường khi gặp các trường hợp bất khả kháng như động đất, thiên tai, lũ lụt,…

2.   Phương pháp tính thuế GTGT được phép khấu trừ

Đối tượng áp dụng:

  • Những doanh nghiệp, tổ chức doanh thu dưới 1 tỷ đồng/ năm.
  • Những cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp đã đủ điều kiện về hoá đơn, kế toán, chứng từ,..

Phương pháp tính

Thuế GTGT được khấu trừ phải nộp = Tổng số thuế GTGT tại đầu ra – Số thuế GTGT tại đầu vào và được khấu trừ.

Qua đó có thể thấy thuế giá trị gia tăng (GTGT) được phép khấu trừ sẽ được tính bằng tổng số thuế GTGT được ghi ở trên hoá đơn GTGT mua dịch vụ, hàng hoá (bao gồm tài sản cố định), chứng từ khi nộp thuế GTGT ở hàng hoá nhập khẩu hay chứng từ khi nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài, đồng thời đáp ứng đủ những điều kiện khấu trừ thuế đầu vào theo như quy định Luật thuế GTGT và những văn bản hướng dẫn thi hành.

3.   Tác dụng thuế giá trị gia tăng (GTGT) được phép khấu trừ

  • Loại thuế này giúp bảo toàn được bản chất thuế GTGT, đây là việc làm đánh thuế cho chủ thể dùng dịch vụ, sản phẩm cuối cùng.
  • Thông qua loại thuế GTGT được khấu trừ giúp những chủ thể khi tham gia vào khâu mua bán dịch vụ, sản phẩm xác định cho mình số thuế GTGT mà cần nộp ở từng giai đoạn, qua đó hạn chế phần nào việc bị thất thu về nguồn thuế.
  • Loại thuế GTGT khấu trừ sẽ giúp quy trình thu thuế và quản lý được đơn giản hơn.
  • Thuế GTGT được khấu trừ có ảnh hưởng một cách trực tiếp tới nghiệp vụ kế toán ở những doanh nghiệp tại Việt Nam. Điều này là một tiêu chuẩn pháp luật tại khâu hạch toán.

4.   Quyền, nghĩa vụ doanh nghiệp đối với thuế giá trị gia tăng (GTGT) được phép khấu trừ

Nghĩa vụ doanh nghiệp

  • Hồ sơ cần được bổ sung một cách đầy đủ, giải trình đúng theo như yêu cầu từ những cán bộ, cơ quan thuế.
  • Cần bảo đảm thực hiện những quy trình liên quan tới chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ khi tiến hành xét thuế khấu trừ.

Quyền hạn doanh nghiệp

  • Được phép thiết lập hồ sơ xin phép được khấu trừ thuế giá trị gia tăng.
  • Đăng ký nộp thuế GTGT được phép khấu trừ.
  • Được phép khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với những quyết định, hành vi không đúng quy định của pháp luật từ những cán bộ, cơ quan thuế.
  • Được khấu trừ tiền thuế GTGT đúng với quy định pháp luật đưa ra.

5.   Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được phép khấu trừ cần đáp ứng những điều kiện gì?

Các doanh nghiệp cần được khấu trừ thuế giá trị gia tăng thì cần bảo đảm đáp ứng các điều kiện dưới đây:

  • Có hoá đơn VAT đầy đủ của dịch vụ, hàng hoá mua vào.
  • Đáp ứng chứng từ khi thanh toán dịch vụ, hàng hoá mua vào thông qua bên ngân hàng đầy đủ.
  • Có bản hợp đồng gia công hay bán hàng hoá xuất khẩu và chứng từ khi thanh toán tổng tiền hàng hoá không qua bên ngân hàng (với dịch vụ, hàng hoá xuất khẩu).

6.   Hồ sơ khi khai thuế GTGT được phép khấu trừ nộp vào khi nào?

Thời hạn để thực hiện nộp hồ sơ khai thuế GTGT theo tháng hạn cuối cùng là vào ngày 20 tháng sau. Ví dụ hạn nộp tờ khai thuế GTGT của tháng 09/ 2022 là ngày 20/10/ 2022.

Thời hạn để nộp hồ sơ khai thuế GTGT theo quý hạn cuối cùng là vào ngày 30 ở quý sau. Ví dụ hạn để nộp hồ sơ, tờ khai thuế GTGT quý 4 năm 2022 là ngày 30/01/2023.

Hy vọng qua thông tin chia sẻ trên bạn đã nắm được thuế giá trị gia tăng (GTGT) được phép khấu trừ là gì và các thông tin liên quan. Nếu cần được tư vấn chi tiết hơn về thuế doanh nghiệp đừng quên liên hệ tới chúng tôi theo thông tin dưới đây.

 

Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp …

Khi bắt đầu cho hoạt động kinh doanh, đóng thuế được xem là nghĩa vụ mỗi doanh nghiệp cần thực hiện. Vậy cụ thể các loại thuếdoanh nghiệp cần phải nộp là loại thuế nào? Mức đóng thuế là bao nhiêu? Cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

1.   Thuế thu nhập doanh nghiệp

Đây là loại thuế trực thu doanh nghiệp phải nộp dựa theo kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp. Loại thuế này sẽ được tính theo như công thức dưới đây:

Thuế TNDN – {[Thu nhập tính thuế] – [Phần trích lập quỹ KH&CN]) x [thuế suất].

Thu nhập tính thuế = [Thu nhập chịu thuế] – {[Những khoản lỗ được kết chuyển] + [Thu nhập miễn thuế].

Thu nhập chịu thuế = {[Doanh thu] – [Chi phí đã được trừ]} + Khoản thu nhập khác.

2.   Thuế môn bài

Thuế môn bài hay còn được gọi là lệ phí môn bài – là khoản tiền mà cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp kinh doanh nào cũng cần đóng khi bắt đầu vào hoạt động kinh doanh. Tuỳ theo vốn điều lệ mà doanh nghiệp sẽ có những mức đóng thuế khác nhau. Bạn có thể tra mức đóng thuế ở doanh nghiệp của mình theo thông tin dưới đây:

  • Doanh nghiệp vốn điều lệ hơn 10 tỷ sẽ đóng 3.000.000 VNĐ/ năm.
  • Doanh nghiệp vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ sẽ đóng 2.000.000 VNĐ/ năm.
  • Chi nhánh hay văn phòng đại diện sẽ đóng 1.000.000 VNĐ/ năm.

3.   Thuế giá trị gia tăng

Một loại thuế tiếp theo mà doanh nghiệp cần phải nộp chính là thuế giá trị gia tăng. Loại thuế này là loại gián tiếp thu được tính thềm vào giá trị dịch vụ, hàng hóa từ sản xuất tới lưu thông ở thị trường.

Thời hạn để kê khai thuế GTGT

  • Trường hợp kê khai thuế GTGT theo tháng: thời hạn nộp là 20 ngày tính từ ngày kết thúc của tháng đó.
  • Trường hợp kê khai thuế GTGT theo quý: thời hạn nộp là 30 ngày tính từ ngày kết thúc quý.
  • Thời hạn để đóng thuế GTGT là trùng ngày nộp tờ khai thuế GTGT.

Công thức để tính thuế GTGT

Với phương pháp tính GTGT theo khấu trừ:

Số thuế GTGT cần nộp =  Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT ở đầu vào đã khấu trừ

Với phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp:

Thuế GTGT cần nộp = Doanh thu x Tỷ lệ %.

Theo đó, doanh thu sẽ được tính là những khoản thu kê khai ở trên hoá đơn với dịch vụ, hàng hoá chịu thuế GTGT và những khoản phí khác doanh nghiệp hưởng.

Tỷ lệ % sẽ được tính toán như sau:

  • Với doanh nghiệp cung cấp, phân phối hàng hoá: 1%.
  • Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hay xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ 5%.
  • Doanh nghiệp vận tải, sản xuất, dịch vụ có gắn liền cùng hàng hoá, xây dựng bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ 3%.
  • Những hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ 2%.

4.   Thuế tài nguyên

Đây là thuế gián thu tính khi doanh nghiệp khai thác tài nguyên thiên nhiên. Thuế tài nguyên là loại thuế để điều tiết về hoạt động khai thác tài nguyên, được tính trên giá trị và sản lượng tài nguyên đã khai thác.

Cách tính thuế tài nguyên như sau:

Thuế tài nguyên cần nộp = Sản lượng tài nguyên được tính thuế x Thuế suất tài nguyên x Giá tính thuế đơn vị tài nguyên.

5.   Thuế nhập khẩu, xuất khẩu

 

Đây là loại thuế gián thu, thu vào những hàng hoá được phép nhập, xuất khẩu qua biên giới của Việt Nam. Mục đích của loại thuế này là để bảo vệ nền sản xuất ở trong nước.

Có 2 cách tính thuế xuất nhập khẩu như sau:

Thuế xuất nhập khẩu = Số lượng hàng hoá xuất nhập khẩu thực tế x Trị giá tính thuế theo đơn vị x Thuế suất của thuế xuất nhập khẩu.

Thuế xuất nhập khẩu = số lượng hàng hoá xuất nhập khẩu thực tế x mức thuế tuyệt đối trên mỗi đơn vị.

6.   Thuế tiêu thụ đặc biệt

Loại thuếdoanh nghiệp cần nộp này là thuế gián thu, đánh vào mặt hàng đặc biệt được kinh doanh, sản xuất hay tiêu thụ và nhập khẩu ở Việt Nam.

Những hàng hoá cần nộp thuế tiêu thụ này bao gồm: xì gà, thuốc lá điếu, rượu, bia, xe ô tô dưới 24 chỗ, xăng, du thuyền, tàu bay, motor 2 bánh, bài lá, hàng mã.

Còn với dịch vụ thì gồm: kinh doanh massage, spa, karaoke, vũ trường, đặt cược,…

Hy vọng thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn nắm được các loại thuế doanh nghiệp cần nộp khi đăng ký kinh doanh. Ngay khi có băn khoăn nào về thuế hãy liên hệ đến hotline của chúng tôi.

Vốn điều lệ là gì và vai trò của …

Vốn điều lệ – một thành phần vô cùng quan trọng khi doanh nghiệp thành lập. Đây cũng là vốn đã quy định ở trong luật như là yếu tố không thể thiếu. Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin liên quan tới vốn điều lệ nhưng chưa hiểu được bản chất thực sự? Thông tin Cenplus chia sẻ ngay dưới đây sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về vốn điều lệ cùng vai trò quan trọng của nó.

1.   Vốn điều lệ được hiểu thế nào?

Vốn điều lệ được biết tới là vốn được những cổ đông/ thành viên cam kết sẽ đóng góp vào khi công ty thành lập, nhằm duy trì được hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp. Loại vốn này sẽ lưu lại ở trong một biên bản có ghi rõ cam kết, tỷ lệ góp vốn vào, thời gian thỏa thuận, đóng góp của mọi thành viên với những vấn đề có liên quan.

Bên cạnh đó, vốn điều lệ còn là tổng các mệnh giá của cổ phần đăng ký bán hoặc mua khi công ty cổ phần thành lập. Theo như quy định, số vốn điều lệ sẽ không thấp hơn so với vốn được pháp định. Trường hợp sau thời hạn đăng ký, số vốn mà doanh nghiệp góp vào không đúng theo cam kết thì sẽ tiến hành việc điều chỉnh số vốn điều lệ như mức giá trị đã góp thực tế.

2.   Đặc điểm cần biết về loại vốn điều lệ

Một số đặc điểm đáng chú ý về vốn điều lệ với công ty có thể kể tới như:

  • Thời gian để góp vốn: Thời gian để góp vốn ở những mô hình kinh doanh doanh nghiệp đã thông nhất theo quy định: 90 ngày tính từ ngày cấp giấy đăng ký kinh doanh.
  • Tài sản để góp vốn: Số vốn điều lệ không những góp bởi tiền mặt, còn góp từ những tài sản giá trị tương đương khác. Tài sản đó có thể sẽ là vàng, tiền mặt, quyền sử dụng đất, tiền mặt,…. Mọi tài sản sẽ được định giá qua VNĐ.
  • Đặc điểm của số vốn điều lệ: Vốn điều lệ ở công ty, doanh nghiệp không có quy định mức tối thiểu hay tối đa. Dòng vốn này tuỳ thuộc quy mô kinh doanh, huy động nguồn vốn, lĩnh vực và hoạt động kinh doanh ở mỗi công ty.

3.   Vai trò vốn điều lệ đối với công ty

Cơ sở xác định tỷ lệ góp vốn

Vai trò lớn nhất ở vốn điều lệ chính là một cơ sở để xác định về tỷ lệ vốn góp của những thành viên, chủ sở hữu ở công ty. Doanh nghiệp qua đó sẽ có được căn cứ phân chia quyền, lợi nhuận, lợi ích cùng nghĩa vụ của những người tham gia. Thành viên, cổ đông sẽ có nhiệm vụ, trách nhiệm trong những khoản nợ hoặc nghĩa vụ về tài sản khác.

Căn cứ xác định các điều kiện kinh doanh

Vốn điều lệ cũng là một căn cứ xác định công ty có cung cấp, đáp ứng đầy đủ các điều kiện về kinh doanh. Chẳng hạn như những ngành kinh doanh có điều kiện:

  • Kinh doanh mua bán nợ: không dưới 100 tỷ đồng.
  • Bất động sản với vốn điều lệ trên 20 tỷ đồng.
  • Lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ với vốn điều lệ trên 600 tỷ đồng,…

Cam kết về trách nhiệm

Vốn điều lệ ghi ở biên bản họp sẽ thể iện được cam kết trách nhiệm từ vật chất, tài sản của các thành viên trong công ty đối với đối tác, khách hàng.

Thể hiện quy mô, năng lực, vị trí công ty

Dựa theo vốn điều lệ đối với khách hàng, đối tác, Nhà nước nắm được số tiền đầu tư ban đầu đăng ký để cho doanh nghiệp hoạt động. Đây cũng là yếu tố cho thấy vị trí, năng lực cùng quy mô công ty ở thị trường. Khách hàng, đối tác sẽ tin tưởng, chọn giao dịch cùng những đối tác sở hữu vốn điều lệ cao.

Thể hiện vị thế doanh nghiệp

Giá trị tổng của vốn điều lệ cao cũng thể hiện được vị thế, giá trị doanh nghiệp khi so với bên đối thủ. Với doanh nghiệp vừa thành lập còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý thì nên đăng ký vốn điều lệ thấp. Khi đã dần ổn định hoạt động thì công ty có thể đăng ký thêm để bổ sung nguồn vốn điều lệ nhằm nâng tầm hơn so với các doanh nghiệp bất kỳ khác trong thời điểm đó.

Nếu bạn cần được tư vấn miễn phí hay muốn tìm hiểu chi tiết hơn về dịch vụ vốn điều lệ, có thể liên hệ trực tiếp đến chúng tôi qua hotline.