Có rất nhiều doanh nghiệp, công ty cung cấp hàng hoá xuất khẩu thắc mắc liệu hàng nhập tái xuất có phải nộp thuế không? Pháp luật quy định về thuế cho hàng tạm nhập tái xuất như thế nào? Để trả lời được những câu hỏi này, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn các thông tin hữu ích có trong bài viết dưới đây.
Nội dung
1. Tìm hiểu về hàng tạm nhập tái xuất
Hàng hoá tạm nhập được hiểu là hàng hoá nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam trong thời gian ngắn hạn với mục đích để xuất khẩu sang nước khác và không phải dùng với mục đích kinh doanh, lưu thông hàng hoá trên thị trường Việt Nam.
Tái xuất là quá trình sau tạm nhật. Có thể hiểu tái xuất là việc hàng hoá được xuất khẩu hai lần, nghĩa là hàng hoá sau khi được sản xuất tại nước thứ nhất sẽ đến với nước thứ 2 và từ nước thứ 2 tiếp tục được xuất khẩu sang nước thứ 3.
Theo quy định tại Điều 29 Luật Thương mại 2005, hàng tạm nhập tái xuất là việc hàng hoá được các thương nhân, doanh nghiệp, tổ chức doanh nghiệp đưa trực tiếp từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ nước ta – nơi được coi là khu vực hải quan riêng, có làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam và thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.
Khi đã đưa hàng hóa vào Việt Nam, thời hạn lưu hàng tối đa là 60 ngày kể từ khi hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trong trường hợp muốn kéo dài thời hạn, doanh nghiệp cần làm hồ sơ xin gia hạn thêm thời gian để gửi về Chi cục Hải quan.
2. Hàng tạm nhập tái xuất có phải nộp thuế không?
Chính sách thuế xuất nhập khẩu đối với hàng hoá tạm nhập tái xuất
Căn cứ theo điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định miễn thuế đối với hàng hoá tạm nhập tái xuất bao gồm:
- Hàng hoá tái xuất, tạm nhập để tham dự hay tổ chức triển lãm, hội chợ, sự kiện văn hoá, thể thao, nghệ thuật hay những sự kiện nào khác, giới thiệu các sản phẩm, thiết bị, máy móc tái xuất, tạm nhập thử nghiệm, tiến hành nghiên cứu để phát triển cho sản phẩm, thiết bị, máy móc, đồ dùng nghề nghiệp tái xuất, tạm nhập dùng phục vụ cho công việc với thời gian nhất định hay để phục vụ thương nhân người nước ngoài gia công.
Những trường hợp hàng hoá tạm nhập tái xuất không được miễn thuế bao gồm:
- Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa theo loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất. Căn cứ vào khoản 2 Điều 42 Thông tư số 38/2015/TT – BTC. Số tiền nộp thuế này giống như một khoản nhà nước giữ lại để tránh doanh nghiệp nhập về nhưng không tái xuất.
- Máy móc, dụng cụ, thiết bị, phương tiện trong vận chuyển ở những cá nhân, tổ chức được phép tái xuất, tạm nhập nhằm thực hiện những dự án thi công, đầy tư lắp đặt, xây dựng công trình, phục vụ cho sản xuất đúng như quy định ở điểm a thuộc khoản 9 của điều 16 Luật thuế xuất khẩu 107/2016/QH13.
Chính sách thuế GTGT đối với hàng hoá tạm nhập tái xuất.
Theo như quy định tại khoản 20 Điều 5 Luật Thuế GTGT năm 2008 quy định về những đối tượng không chịu thuế như sau: “Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất; gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài; hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi về thuế quan và giữa các khu phi về thuế quan với nhau.”
Từ đây, chúng ta có thể đưa ra nhận định hàng hoá tạm nhập tái xuất sẽ được miễn thuế nhập khẩu và thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
Trên đây là những thông tin hữu ích để doanh nghiệp có thể nắm bắt được thông tin “hàng hóa tạm nhập tái xuất có phải đóng thuế không”. Với kinh nghiệm nhiều năm trong hỗ trợ, tư vấn, tính toán, kê khai thuế cho doanh nghiệp, nếu khách hàng cần trợ giúp hãy liên hệ đến với đơn vị chúng tôi theo số hotline. Đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.
Bài viết liên quan
Vốn điều lệ là gì và vai trò của …
Vai trò của kế toán trong phòng kế toán
Ưu nhược điểm của mô hình công ty hold …